Những phong tục đón tết cổ truyền đặc trưng tại Việt Nam

Mỗi dịp tết đến xuân về là thời gian để mọi người sum họp và đoàn tụ, hỏi thăm sau một năm dài xa nhà. Đây cũng là một trong những dịp lễ lớn nhất của người Việt ta, chính vì thế trong ngày tết này có những phong tục đã được lưu truyền từ thời xa xưa cho đến tận bây giờ đã trở thanh nét đẹp trong ngày tết. Trong đó chúng ta có thể kể đến một vài phong tục đón tết cổ truyền đặc trưng của Việt đó là? 

 

Phong tục cúng ông Công, ông Táo

Theo như truyền thống của người Việt ta, cứ vào 23 tháng chạp hằng năm là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời để báo cáo lại với thiên đình mọi việc trong gia đình trong vòng một năm vừa qua. Theo như phong tục vào ngày này mọi người thường dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ và làm mâm cơm cúng cho ông Công, ông Táo tiễn về chầu trời. 

đón tết cổ truyền

Phong tục cúng ông công, ông táo vào 23 tháng chạp

Đặc biệt, hơn nữa ở trong nghi lễ này không thể thiếu được mũ, áo mã bằng giấy và một ba con cá chép vàng được thả trong một chậu nước để ông Táo cưỡi về trời. Ông Táo cũng chính là người đại diện cho sự ấm no hạnh phúc của một gia đình, gia đình ấy có sung túc, hạnh phúc, no ấm hay không là phụ thuộc vào bữa cơm gia đình.

Chính vì thế mà việc cúng ông Công ông Táo ở trong ngày tết cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho sự đầm ấm, hạnh phúc của gia đình. Với mong muốn là sang năm mới sẽ có nhiều hòa thuận, hạnh phúc. Sau nghi lễ này cá chép sẽ được mang đi phóng sinh, bên cạnh đó cũng có một vài gia đình không sử dụng cá chép thật mà họ dùng cá chép bằng giấy sau đó hóa cùng mũ và áo. 

 

Gói bánh chưng, bánh tét

Một phần không thể thiếu trong phong tục đón tết cổ truyền đó là bánh chưng, bánh tét, chúng đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Hằng năm cứ vào ngày 28, 29 tháng Chạp mọi gia ngồi quây quần bên nhau để gói những chiếc bánh chưng, bánh tét. 

đón tết cổ truyền

Gói bánh chưng, bánh tét ngày tết

Ở miền Nam thì có bánh tét, loại bánh này thường có hình trụ còn ở miền Bắc là bánh chưng có hình vuông. Tuy có khác nhau về hình dáng những phần nguyên liệu của chúng lại hoàn toàn giống nhau, lúc gạo đều là những nguyên liệu chính của bánh. Điều này sẽ tượng trưng cho những nền văn hóa lúa nước lâu đời ở Việt Nam. 

Với truyền thống đã có từ ngàn năm và tính cho đến thời điểm hiện tại sẽ không có điều gì thay thế được trong những ngày tết ở Việt Nam. Truyền thống này có từ thời vua Hùng và cho đến nay là điều không thể thay đổi được trong nét đẹp văn hóa những ngày Tết. 

Thời gian gói bánh chính là lúc để ta nhớ về cội nguồn và mọi người có thêm nhiều thời gian để quấy quần bên nhau và kể chuyện về một năm đã qua. Hy vọng thêm một năm mới trọn vẹn, vuông vức và những chiếc bánh tét tròn đầy, sung túc và thành công. 

 

Chơi hoa dịp Tết

Hoa ngày tết là đồ không thể thiếu ở trong mỗi gia đình Việt, nó tượng trưng cho sự may mắn ngày Tết. Hoa nở càng đẹp, càng thơm thì ngày Tết càng tràn đầy. Ở miền Bắc, mọi người chỉ lựa chọn những cành đào đỏ để cắm ở trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong ngày tết. Bởi màu đỏ của hoa đào sẽ tượng trưng cho những điều sung túc, may mắn. 

đón tết cổ truyền

Phong tục chơi hoa ngày tết 

Đối với người miền Trung ngày tết họ thường sử dụng cành mai bởi họ quan niệm rằng mai vàng sẽ tượng trưng cho sự cao sang, quyền quý là biểu tượng cho sự thăng tiến, phát triển. Tuy mỗi miền một màu sắc, một sắc hoa khác biệt nhưng nó đều tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng cho gia đình. Đây là phong tục đón tết cổ truyền vô cùng quen thuộc của người Việt.

 

Chợ phiên ngày Tết

Không giống như những chợ phiên thông thường, chợ Tết bao giờ cũng đông vui, đầy đủ các mặt hàng và nhộn nhịp hơn hẳn. Mọi người đi chợ Tết không chỉ để mua sắm những đồ dùng thiết yếu trong ngày Tết mà còn để gặp mặt nhau trò chuyện, tận hưởng cái không khí ngày giáp Tết.

Chợ Tết thường được diễn ra trên một bãi đất rộng, ở đó có bán đủ các thức đồ cần thiết, người lớn thì sắm đồ Tết, trẻ con cũng lẽo đẽo theo sau để được bà, được mẹ mua cho bộ quần áo mới, ai nấy đều tay cầm giỏ nặng trĩu.

 

Tặng quà cho những người thân yêu

Vào mỗi dịp tết cũng là thời điểm để chúng ta dành cho người thân những món quà ý nghĩa. Ý nghĩa cả về mặt tinh thần lẫn vật chất, bởi chúng thể hiện lòng thành và sự biết ơn của người tặng đối với người nhận. Những món quà này thay cho lời cảm ơn trong suốt một năm qua đã gắn bó và tri ân với những người mà chúng ta trân trọng nhất cuộc đời này. 

Theo đó, chúng tôi muốn gợi ý đến bạn đọc một món quà vô cùng ý nghĩa và chứa đựng nhiều giá trị tốt đẹp đó là kẹo Yuhan. Đây là loại kẹo được chiết xuất 100% từ củ thiên ma - thảo dược quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người chúng ta. 

Bên cạnh loại củ này còn đem đến nhiều tác dụng tốt đẹp và ý nghĩa với sức khỏe của chúng ta. Trong đó chúng ta có thể kể đến một số tác dụng như đau đầu, chóng mặt, trúng phong, co giật,... Loại kẹo này có thành phần chính được chiết xuất từ rễ cây thiên ma nhưng nó vẫn giữ được những tinh chất vốn có ban đầu của loài thảo dược, của một loại kẹo truyền thống. 

đón tết cổ truyền

Kẹo thiên ma chứa đựng nhiều giá trị tốt đẹp

Kẹo thiên ma Hàn Quốc có vị ngọt, tính bình, chuyên dùng để tăng cường thể lực, bồi bổ sức khỏe cho cơ thể cho những người hay bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ hay rơi tình trạng suy nhược thần kinh, chân tay tê cứng, chứng yếu nửa người, tình trạng co giật ở trẻ em. Chắc chắn đây sẽ là món quà chứa đựng nhiều ý nghĩa và giá trị tốt đẹp. 

 

Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là thứ đồ không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên và nó trở thành phong tục đón tết cổ truyền trong những ngày Tết của người Việt. Tùy vào từng vùng miền mà có những loại quả khác nhau với những nét đặc trưng khác nhau, nhưng trên bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng phải đầy đủ ngũ quả với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý, mong sao một năm mới sẽ đầy đủ, sung túc hơn.

đón tết cổ truyền

Mâm ngũ quả không thể thiếu trong ngày xuân

 

Đón giao thừa

Đây là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là thời khắc thiêng liêng đất trời giao hòa. Đón giao thừa được diễn ra vào thời khắc cuối cùng của năm cũ, bởi vậy hoạt động còn mang ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ, đến đón những điều tốt đẹp của năm mới. Lễ cúng giao thừa phải được thực hiện ở ngoài trời.

Với những phong tục đón tết cổ truyền chắc chắn không thể thiếu ở trong những ngày Tết. Đây là những nét đẹp mà chúng ta cần phải lưu giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại.

__________________________

Có thể bạn quan tâm:

juhan chăm sóc sức khoẻ

 

CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM

Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung,  P6, Gò Vấp, TPHCM

Email: yuhanvietnam@gmail.com

Điện thoại: 0901 338 748

Prev

Top món ăn tết cổ truyền Việt Nam mà bạn không thể bỏ qua

Next

Phong tục tết ở Việt Nam - Tết cổ truyền sung túc ấm no