Phong tục tết ở Việt Nam - Tết cổ truyền sung túc ấm no

Tết cổ truyền là một phong tục cổ truyền ở Việt Nam có từ nhiều thế kỷ. Ngày tết thể hiện sự sum vầy, hạnh phúc, đoàn tụ của các thành viên trong gia đình. Vậy nguồn gốc của Tết ở Việt Nam là như thế nào? Các giai đoạn trong thời gian tết là gì? Những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây của chúng tôi.

 

Nguồn gốc tết Nguyên Đán

Tết là do đọc lệch đi của từ chữ Tiết, trong đó nguyên có nghĩa là là đầu tiên và đán là buổi sáng sớm. Tết Nguyên đán được dịch là khoảng thời gian đầu của một năm mới. Sau này, mọi người thường gọi vắn tắt là Tết. Tết gắn liền với chữ tiết trong 24 tiết trong năm. Và thời gian Tết Nguyên Đán sẽ có thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc.

tết ở Việt Nam

Nguồn gốc tết cổ truyền 

Những ngày giáp tết sẽ là dịp để mọi người trang hoàng, dọn dẹp lại nhà cửa mà còn có ý nghĩa tâm linh thiêng liêng, hướng về cội nguồn. Theo tín ngưỡng dân gian, khi giao thừa tết sang thì đây sẽ là thời gian để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước… Mong muốn các vị thần có thể phù hộ cho người dân làm ăn thuận lợi, mưa thuận gió hòa để trồng trọt, chăn nuôi, phát triển đời sống.

Tết là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt và bắt đầu từ ngày mùng 1-2-3 (nên thường gọi là ba ngày tết). Trong ba ngày tết, mọi công việc đều được tạm ngưng để tất cả mọi người dù giàu hay nghèo, vui chơi, thăm viếng lẫn nhau. Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam. Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên.

 

Những phong tục khi chuẩn bị Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

Tết ở Việt Nam có rất nhiều phong tục thể hiện ý nghĩa may mắn, sum vầy, tiêu biểu như:

Phong tục trước tết

Đi thăm mộ tổ tiên

Bắt đầu từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp hàng năm, con cháu trong gia đình đi thăm và dọn dẹp lại phần mồ mả tổ tiên và mang hương, hoa quả đến cúng và mời vong linh tổ tiên về nhà ăn Tết với con cháu. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt mang ý nghĩa của lòng hiếu đạo, sự thành kính với đấng sinh thành và những người đã mất.

Dọn nhà

Vào những ngày giáp Tết người Việt Nam thường có thói quen dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Phong tục này có ý nghĩa mong một năm mới tất cả những điều không tốt của năm cũ đều được xóa bỏ, đón chào những may mắn trong một năm sắp đến.

Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh tét là một phần không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa của người Việt, hàng năm cứ vào ngày Tết khoảng từ ngày 27, 28, 29 Tết mọi gia đình lại ngồi quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng bánh tét.

tết ở Việt Nam

Gói bánh chưng bánh tét chuẩn bị cho ngày tết

Phong tục trong Tết

Xông đất đầu năm

Thời khắc giao thừa kết thúc thì gia chủ thường chọn người bước vào nhà mình đầu tiên để xông đất. Phong tục này mong muốn một năm mới mọi điều đều thuận lợi, tốt đẹp. Những người xông đất phải hợp tuổi với gia chủ, hiền lành, gia đình hạnh phúc.

Xuất hành

Vào ngày mùng 1 mọi người thường chọn hướng, chọn giờ đẹp để xuất hành. Lựa chọn hướng tốt với mong muốn khi bước sang một năm mới tất cả đều thuận lợi.

 

Các giai đoạn chính trong ngày Tết ở Việt Nam

Tết ở Việt Nam được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi một giai đoạn đều có những công việc có ý nghĩa khác nhau như: 

Những ngày cuối năm

Công việc sửa soạn cho ngày Tết của người Việt thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp. Đây còn được gọi là ngà cúng ông Táo (Táo quân). Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo là vị thần cai quản chuyện bếp núc trong nhà và ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ. Sau đó thần bếp sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ. 

Ngày Tết Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Lễ cúng sẽ gồm nhiều lễ vật khác nhau như: hương, nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép (có thể cũng cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ). Sau đó là chuẩn bị sắm sửa ngày tết như: đào quất, mai vàng, thực phẩm bánh kẹo phục vụ cho 3 ngày tết…. 

Thông thường, bánh kẹo ngày tết thường sẽ lựa chọn loại ngon, tốt cho sức khỏe như kẹo thiên ma Hàn Quốc, Sản phẩm được chiết xuất từ rễ của cây thiên ma có tác dụng trị liệu đặc biệt cho một số chứng bệnh như đau đầu, chóng mặt, trúng phong. Kẹo thiên ma Hàn Quốc là thích hợp sử dụng cho mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người già, nam giới lẫn nữ giới, người bệnh hay người sức khỏe tốt đều có thể sử dụng.

tết ở Việt Nam

Kẹo ngon ngày tết

Tất niên

Ngày Tất niên là ngày quan trọng của tất cả các gia đình Việt. Có thể nói Tết ở Việt Nam thì Tất niên được xem là khoảng thời gian mà mọi thành viên quây quần bên nhau sau 1 năm làm việc. Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên, tổng kết lại những thành tựu hay thiếu sót trong năm qua.

Giao thừa

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Giao thừa là thời gian buổi tối ngày 30 và chuyển giao từ 0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết.

tết ở Việt Nam

Cúng Tất niên là phong tục quan trọng chào đón năm mới

3 ngày Tết

Giai đoạn chính của Tết ở Việt Nam là mùng 1,2,3. Trong ba ngày đầu năm, người ta đi đến nhà bà con, bạn bè, để chúc những điều tốt lành cho năm mới. Khi có người quen đến nhà chúc tết thì chủ nhà phải tiếp đãi vui vẻ, thân mật và đãi ăn uống. Tục lệ này thể hiện tình thân giữa con người với nhau, sự sẻ chia, đùm bọc. Và tục mừng tuổi khi chúc tết được xem là điều không thể thiếu. Bởi dân gian quan niệm rằng mừng tuổi là lời cầu mong tốt lành cho người khác trong những ngày đầu năm.

Tết ở Việt Nam luôn có những điều ấn tượng khiến người dân háo hức chờ đón. Các bạn hãy tận hưởng những ngày nghỉ lễ thật hạnh phúc bên gia đình nhé.

__________________________

Có thể bạn quan tâm:

juhan chăm sóc sức khoẻ

 

CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM

Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung,  P6, Gò Vấp, TPHCM

Email: yuhanvietnam@gmail.com

Điện thoại: 0901 338 748

Prev

Những phong tục đón tết cổ truyền đặc trưng tại Việt Nam

Next

Tổng hợp các địa điểm: Tết ở Sài Gòn nên đi đâu?