Vai trò của tầm soát bệnh đột quỵ như thế nào?
- TIN SỨC KHỎE
- 17-10-2021
Đột quỵ tấn công sức khỏe con người một cách bất ngờ và dường như không có bất kỳ một dấu hiệu nào báo trước. Những người mắc các bệnh lý về tim mạch, tiền sử gia đình, người bị huyết áp cao, tiểu đường… thì có nguy cơ mắc tai biến cao hơn. Chính vì vậy việc tầm soát bệnh đột quỵ là rất quan trọng để phát hiện sớm các nguy cơ để có phương pháp điều trị kịp thời.
Đột quỵ - Cái chết diễn ra một cách bất ngờ và đột ngột
Đột quỵ là hiện tượng thường xảy đến với người cao tuổi như chúng ta vẫn nghĩ thế nhưng trên thực tế thì ngay cả người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc đột quỵ. Không ít trường hợp người bình thường đang khỏe mạnh bỗng nhiên qua đời vì đột quỵ.
Theo các bác sĩ, đột quỵ thường có 2 dạng, đó là nhóm xuất huyết não và nhóm vỡ mạch máu não. Xuất huyết não hay vỡ phình mạch máu não, vỡ dị dạng chiếm khoảng 20%. Còn nhóm nghẽn mạch máu não chiếm đến 80%. Ở người trẻ đa số nguyên nhân gây nên đột quỵ đến từ nhóm thứ nhất, với yếu tố thúc đẩy là huyết áp cao. Đột quỵ thường không có triệu chứng gì báo trước, một số ít thì có hiện tượng đau đầu kéo dài, sụp mí mắt và động kinh.
Đột quỵ có thể do nhiều nguyên nhân thế nhưng phần lớn là do huyết áp cao và chỉ cần xuất hiện một cơn tăng huyết áp sẽ khiến cho người bệnh bị vỡ phình mạch máu não từ đó dẫn đến tử vong. Ngoài ra những nguyên nhân khác như bệnh đái tháo đường, béo phì, bệnh tim cũng là nguyên nhân gây nên tai biến. Hay những thói quen xấu như hút thuốc lá hoặc những trường hợp uống thuốc gây nên hiện tượng bị loãng máu hay các liệu pháp hormone cũng có khả năng gây đột quỵ cao.
Đột quỵ có tỷ lệ người tử vong cao thứ 3, sau ung thư và tim mạch
Đột quỵ có những dấu hiệu, triệu chứng gì?
Theo số liệu thống kê trên cả nước hàng năm có 200.000 người bị đột quỵ và khoảng 30% trong số đó bị tử vong. Thời gian vàng để chữa trị và cứu sống người tai biến là trong vòng 4 - 6 tiếng kể từ sau khi đột quỵ. Chính vì thế đột quỵ cần được phát hiện sớm để có thể điều trị kịp thời, cứu sống cũng như giúp người bệnh hồi phục hoàn toàn.
Một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện ra đột quỵ:
Khó khăn khi nói và hiểu ngôn ngữ
Nếu bất ngờ gặp vấn đề về việc đọc hiểu lời nói của người khác hay cảm thấy khó khăn trong quá trình nói, nói ngọng thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Nếu thấy người khác cũng gặp vấn đề này thì bạn có thể lặp đi lặp lại một cụm từ để kiểm tra xem họ có thể nói được hay không hay chỉ ú ớ không thành chữ.
Tê mặt và cánh tay
Việc tê liệt cơ mặt và cánh tay (thường chỉ xảy ra ở một bên của cơ thể) cũng là dấu hiệu cho thấy của bệnh đột quỵ. Để kiểm tra, bạn có thể yêu cầu người đó giơ tay lên để xem cánh tay có bị rơi xuống không hay không thể giơ tay lên thì người đó có nguy cơ sẽ bị đột quỵ. Hoặc bạn cũng có thể yêu cầu người bệnh cười, nếu như một bên miệng bị xệ xuống thì đó cũng chính là nguy cơ gây nên đột quỵ cao.
Rắc rối về thị giác
Khi có nguy cơ xuất hiện dấu hiệu của cơn đột quỵ thì người bệnh sẽ đột ngột bị mờ mắt ở một hoặc cả 2 bên mắt. Đôi khi sụp mí mắt bất thường cũng được xem là dấu hiệu của đột quỵ.
Đau đầu
Việc đau đầu dữ dội một cách đột ngột, bất thường và kèm theo những triệu chứng như nôn mửa, chóng mặt hay ý thức thay đổi cũng là dấu hiệu của cơn đột quỵ.
Đi lại khó khăn
Những người có dấu hiệu đột quỵ có thể bị vấp ngã, chóng mặt đột ngột và mất thăng bằng. Điều đó khiến cho việc đi lại, mất sự cân bằng và phối hợp cơ thể.
Nếu cảm thấy có một trong những dấu hiệu sau hoặc thấy người thân, bạn bè có bất cứ biểu hiện nào thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Với những trường hợp nghi ngờ bị đột quỵ, khi gặp những hiện tượng trên thì cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Thời gian càng sớm càng tốt chính là yếu tố quyết định người đột quỵ có cứu được hay không.
Việc đau đầu dữ dội một cách đột ngột, bất thường và kèm theo những triệu chứng như nôn mửa, chóng mặt hay ý thức thay đổi cũng là dấu hiệu của cơn đột quỵ
Vai trò của tầm soát bệnh đột quỵ
Bên cạnh những dấu hiệu của đột quỵ, bạn cũng cần chú ý hơn đến cơ thể và nên lắng nghe cơ thể mình. Nếu lo lắng về việc mình có thể có nguy cơ bị đột quỵ thì hãy thực hiện tầm soát bệnh đột quỵ để kịp thời chữa trị cũng như tránh khỏi các nguy cơ gây tai biến.
Trường hợp bệnh đột quỵ xảy ra ở người trẻ thường là do huyết áp tăng đột ngột và từ đó gây vỡ phình mạch máu não dẫn đến tử vong. Trong những trường hợp như vậy thường không hề có bất kỳ một dấu hiệu nào báo trước khi mạch máu chưa vỡ. Tuy nhiên chỉ cần một cơn tăng huyết áp hoặc mạch máu không thể chịu được nữa nên vỡ ra rồi từ đó dẫn đến xuất huyết não, gây hôn mê sâu và nặng nhất là gây tử vong.
Những trường hợp này hoàn toàn không có bất kỳ một dấu hiệu báo trước nào nhưng điều này là hoàn toàn có thể điều trị đột quỵ từ trước khi nó xảy ra. Người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn nếu như được tầm soát trước khi mạch máu bị vỡ.
Một số bệnh nhân bị đột quỵ thì có đến 80% không có bất cứ một triệu chứng hay dấu hiệu báo trước nào, đặc biệt là những trường hợp bị vỡ mạch máu não hay xuất huyết não. Những trường hợp này thường sẽ dẫn đến xuất huyết tràn trong não và gây nên tử vong rất nhanh.
Để phòng tránh nguy cơ tai biến mạch máu não thì người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để chủ động phòng tránh nguy cơ bệnh. Từ những kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên cũng như biện pháp điều trị và phòng bệnh phù hợp nhất.
Để phòng tránh nguy cơ tai biến mạch máu não thì người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để chủ động phòng tránh nguy cơ bệnh
Đối tượng cần được tầm soát bệnh đột quỵ
Tầm soát đột quỵ không phân biệt ngành nghề và cũng không giới hạn độ tuổi. Thông thường những người từ 40 tuổi trở lên nên tầm soát căn bệnh này. Ngoài ra, những người có một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ như gia đình có người nhà bị đột quỵ, tăng huyết áp, mắc bệnh tiểu đường, cholesterol cao, người có bệnh lý về tim mạch, hút thuốc lá, rượu bia nhiều, có triệu chứng đau đầu kinh niên,... thì nên tầm soát sớm. Hoặc bạn cũng nên tầm soát bệnh đột quỵ nếu xuất hiện những dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua như đột nhiên như yếu tay chân, méo miệng… sau đó tự hết trong vòng 24 giờ.
Những người từ 40 tuổi trở lên nên tầm soát bệnh đột quỵ
Kết luận
Việc tầm soát bệnh đột quỵ sẽ giúp bạn cũng những người thân có thể kiểm soát được căn bệnh nguy hiểm này. Ngoài ra các bạn cũng nên sử dụng thêm một số sản phẩm thiên nhiên như Thiên ma để hỗ trợ và điều trị bệnh tai biến hiệu quả. Hãy nhanh chóng liên hệ với Yuhan để có thêm nhiều thông tin hữu ích về dòng sản phẩm này.
__________________________
Có thể bạn quan tâm:
CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM
Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung, P6, Gò Vấp, TPHCM
Email: yuhanvietnam@gmail.com
Điện thoại: 0901 338 748