Hướng dẫn chi tiết cách phòng ngừa bệnh đột quỵ
- TIN SỨC KHỎE
- 22-11-2020
Phòng ngừa bệnh đột quỵ là điều mà rất nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy phòng ngừa như thế nào để đảm bảo an toàn và mang đến hiệu quả cao? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời các bạn theo dõi.
Bệnh đột quỵ có nguy hiểm gì đến sức khỏe con người
Đột quỵ não thường được biết đến với tên gọi khác là tai biến mạch máu não. Bệnh lý xảy ra thường do mạch máu não bị vỡ hoặc bị tắc. Tình trạng này có các loại tổn thương chính đó là tổn thương do nhồi máu não hoặc xuất huyết não.
Đột quỵ xảy ra bất ngờ khiến cơ thể mất đi ý thức
Hậu quả của tai biến mạch máu não là các cơ quan và vùng cơ thể được điều khiển bởi vùng não bị thiếu máu. Từ đó dẫn đến tình trạng não sẽ không thể tiếp tục hoạt động, các bộ phận trong cơ thể ngừng hoạt động. Hậu quả của bệnh đột quỵ nghiêm trọng, biểu hiện như sau:
- Cơ thể tê liệt hoặc suy yếu: Thường khi bị đột quỵ một bên cơ thể sẽ trở nên dị tật. Trong đó bao gồm cả mặt và miệng, bệnh nhân có thể bị khó nuốt. Tay chân hoạt động bị yếu đi, không thể cầm nằm, nâng đỡ như bình thường.
- Rối loạn cảm xúc: Người bị bệnh đột quỵ sẽ không thể kiểm soát được tâm lý, các hành động khóc, tức giận hoặc cười một mình có thể xảy ra. Những biểu hiện này thường đến và đi nhanh chóng và có thể giảm dần theo thời gian.
- Vấn đề thị giác: Bệnh nhân bị suy giảm thị lực, có thể không tập trung nhìn được, có thể có điểm mù hoặc có vấn đề với tầm nhìn xa.
- Khó khăn trong giao tiếp: Khi cơn đột quỵ qua đi sẽ để lại nhiều di chứng, trong đó có khó khăn trong giao tiếp như: nói lắp, nói chậm, không biểu đạt được ý muốn...
- Khó khăn đường tiết niệu: Những người bị tai biến thường bị rối loạn cơ vòng. Ngoài ra, rối loạn cảm giác và nhận thức khiến bệnh nhân không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện. Do đó mà xuất hiện tình trạng đại tiểu tiện ra quần, không đúng chỗ vệ sinh.
- Trầm cảm: Người bị đột quỵ sau khi chữa trị sẽ xuất hiện cảm giác lo âu và trầm cảm. Đây được xem là những cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người bệnh. Sự thay đổi cảm xúc này không phải là hiếm gặp. Người bệnh có thể dùng thuốc để giảm nhẹ những triệu chứng này.
Đột quỵ khiến cơ thể suy yếu, hình thành các dị tật ở các bộ phận
Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ đơn giản, hiệu quả
Phòng ngừa bệnh đột quỵ sẽ mang đến sức khỏe ổn định, không gặp phải các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng. Bạn có thể tham khảo các cách sau đây để có thể phòng được đột quỵ xảy ra:
Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe tổng quát định kỳ sẽ giúp bản thân nhanh chóng phát hiện bệnh, và có phương án điều trị thích hợp, mang lại cơ hội khỏi bệnh cao. Ngoài ra, khám bệnh định kỳ còn giúp bạn đánh giá và điều chỉnh lối sống thường ngày tốt hơn.
Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ
Bạn nên khám sức khỏe định kỳ trong khoảng 6 tháng, 1 năm/1 lần để tầm soát bệnh kịp thời. Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm nhất nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý tiềm ẩn. Từ đó, bác sĩ sẽ có các biện pháp can thiệp chủ động để điều trị và hướng dẫn phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Thay đổi lối sống
Bạn nên cân bằng giữa công việc của công ty và các công việc trong gia đình. Cố gắng giảm bớt stress, nóng giận, hãy giữ bình tĩnh trước các vấn đề diễn ra đột ngột, khó giải quyết... Nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, không nên thức khuya, tắm đêm, sử dụng thiết điện tử quá nhiều. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, khi thời tiết chuyển mùa.
Bạn hãy ngủ một giấc thoải mái để cơ thể nghỉ ngơi, các tế bào và các mô sẽ được tái tạo. Không bỏ bữa sáng vì bữa sáng mang đến năng lượng cho các hoạt động của ngày mới. Dành thời gian cho bản thân mình để sống một cuộc sống lành mạnh. Việc thiết lập thời gian biểu khoa học sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh đột quỵ và có thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tốt nhất.
Tập thể dục hằng ngày
Tập thể dục ít nhất 5 ngày/tuần, 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp giảm huyết áp và phòng ngừa đột quỵ. Lưu ý, nên lựa chọn các bài tập nặng, vận động mạnh như tập tạ, tennis. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng hoặc tập dưỡng sinh, yoga.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Lựa chọn thực phẩm giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều chất xơ, có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa tiêu thụ đường hiệu quả. Nếu chế độ ăn uống của bạn đang thiếu đi rau xanh, cá và hoa quả tươi thì đây chính là thói quen đầu tiên bạn cần thay đổi..
Bổ sung vitamin để phòng ngừa đột quỵ
Không ăn quá 1.500-2.000 calo mỗi ngày. Hạn chế muối, chất béo, đồ chiên rán, đường,…Không ăn hoặc chế biến các món ăn quá mặn. Hạn chế ăn thịt, sữa và các sản phẩm từ thịt và sữa vì đây là nhóm thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, không có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Không ăn quá nhiều trứng, thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: bơ thực vật, tôm, khoai tây chiên, gan động vật, phô mai…Hạn chế hoặc bỏ bia rượu, thuốc lá để ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tái phát đột quỵ.
Kiểm soát bệnh lý liên quan để ngăn ngừa tai biến
Hãy giữ lượng đường huyết ổn định, cân nặng cũng nên được theo dõi thường xuyên. Bởi béo phì cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Do đó, bạn nên theo dõi cân nặng, theo dõi đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ. Áp dụng chế độ ăn uống, tập luyện thể dục, dùng thuốc khoa học để phòng ngừa bệnh đột quỵ hiệu quả.
Như vậy, để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định thì các bạn nên phòng ngừa bệnh đột quỵ từ bây giờ. Hãy quý trọng sức khỏe của bản thân, có sức khỏe sẽ có tất cả. Hy vọng những chia sẻ này sẽ mang đến nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc.
___________________________
Có thể bạn quan tâm:
- Những cách phòng bệnh đột quỵ hiệu quả, an toàn cho mọi lứa tuổi
- Lợi ích của việc phòng bệnh đột quỵ não cho người già
- Những biện pháp phòng chống bệnh đột quỵ tốt nhất
CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM
Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung, P6, Gò Vấp, TPHCM
Email: yuhanvietnam@gmail.com
Điện thoại: 0901 338 748