Triệu chứng và cách điều trị của đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
- TIN SỨC KHỎE
- 25-09-2021
Rung nhĩ là hiện tượng rối loạn nhịp tim thường hay gặp nhất. Tình trạng này làm tăng tỷ lệ tử vong và biến chứng nguy hiểm do tim mạch. Rung nhĩ làm nguy cơ đột quỵ tăng từ 3 - 5 lần và xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Vậy đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ có nguy hiểm không? Triệu chứng xảy ra là gì và cách điều trị sao cho hợp lý?
Rung nhĩ có nguy hiểm không?
Một trong những rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay trong cuộc sống đó là rung nhĩ. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây ra khoảng 5% những trường hợp đột quỵ hàng năm.
Bệnh nhân suy tim thường có kèm theo rung nhĩ tỷ lệ tử vong tăng hơn đến 34%. Tỷ lệ rung nhĩ sẽ tăng dần theo độ tuổi, trung bình tỷ lệ mới mắc rung nhĩ chiếm khoảng 0,1% mỗi năm ở người dưới 40 tuổi thế nhưng lại tăng lên tới 1,5 - 2% ở người trên 80 tuổi.
Tuy bản thân rung nhĩ ít khi nguy hiểm gây chết người thế nhưng nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nặng nề như mệt mỏi, suy tim sung huyết và nguy hiểm nhất là đột quỵ. Chính vì thế, nếu được chẩn đoán là rung nhĩ nói riêng hoặc liên quan đến bệnh tim mạch nói chung, người bệnh cần phải đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Khi bị rung nhĩ, tâm nhĩ đập quá nhanh nên bơm máu không hiệu quả xuống thất được. Khi máu bị ứ trệ lại trong các buồng nhĩ và tiểu nhĩ sẽ có những xu hướng tạo thành cục máu đông. Nếu những cục máu đông bị vỡ ra sẽ trôi theo dòng máu và đi đến não từ đó làm tắc động mạch não và gây nên đột quỵ.
Những bệnh nhân bị rung nhĩ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần so với những người bình thường, không mắc rối loạn nhịp này. Tuy đột quỵ không phải sẽ xảy ra ở tất cả các bệnh nhân rung nhĩ thế nhưng nguy cơ sẽ càng tăng cao hơn nếu như bạn trên 65 tuổi.
Rung nhĩ có nguy hiểm không?
Triệu chứng của đột quỵ rung nhĩ
Hiện tượng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ thường có những triệu chứng khác nhau. Mỗi người sẽ có những dấu hiệu khác nhau và triệu chứng chính gồm có:
- Cảm giác mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng (được xem là triệu chứng thường gặp nhất)
- Nhịp tim nhanh hơn bình thường và không đều (lúc nhanh lúc chậm)
- Thở nông
- Hồi hộp đánh trống ngực (cảm giác tim đập nhanh, thình thịch, rộn ràng)
- Khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc giảm khả năng đáp ứng với vận động thể lực
- Đau hoặc cảm giác tức nặng ngực
- Tiểu tiện nhiều lần
Chẩn đoán xác định đột quỵ rung nhĩ bằng điện tâm đồ - đây được xem là một xét nghiệm thường quy. Bên cạnh đó, rung nhĩ có thể được phát hiện kịp thời nhờ những thiết bị di động gắn trên người bệnh nhân để theo dõi nhịp tim trong khoảng thời gian dài (tiêu biểu như Holter điện tâm đồ).
Người bệnh khi được đeo Holter điện tâm đồ theo dõi nhịp tim trong khoảng từ 1 - 7 ngày và có khi vài tuần. Các thiết bị này sẽ giúp ghi lại nhịp tim cả ngày lẫn đêm, qua đó cung cấp những thông tin chính xác về biến thiên nhịp tim, kể cả khi đang hoạt động lẫn khi nghỉ ngơi. Điều trị rung nhĩ cần nắm bắt được bắt đầu ngay khi xác định được chẩn đoán.
Hiện tượng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ thường có những triệu chứng khác nhau
Điều trị rung nhĩ thế nào cho phù hợp?
Đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ có thể điều trị bằng những phương pháp dưới đây:
Kiểm soát tần số thất và chuyển rung nhĩ về nhịp xoang
Đa phần những trường hợp rung nhĩ, digitalis hoặc thuốc chẹn thụ thể bêta giao cảm có tác dụng làm tăng hiệu quả co bóp của tâm thất do làm chậm nhịp tim đồng thời có thể phục hồi được nhịp tim bình thường. Một số thuốc khác như quinidin sulfat hoặc procainamid có thể được sử dụng thay thế nếu 2 thuốc trên không mang hiệu quả như mong muốn.
Một số trường hợp rung nhĩ dai dẳng được điều trị bằng phương pháp sốc điện. Người ta sử dụng một dòng điện phóng vào tim khi bệnh nhân được giảm đau hoặc gây mê để chuyển nhịp. Khi nhịp tim đã trở về mức bình thường, cần tiếp tục sử dụng thuốc duy trì để phòng ngừa rung nhĩ tái phát, nhất là khi bệnh này là một bệnh mạn tính và không thể điều trị triệt để được.
Đối với những bệnh nhân rung nhĩ mạn tính thì có thể điều trị rung nhĩ qua đường ống thông. Triệt đốt bằng catheter là phương pháp điều trị có hiệu quả và là sự lựa chọn cho bệnh nhân rung nhĩ có những triệu chứng điều trị nội khoa thất bại.
Điều trị đột quỵ rung nhĩ bằng phương pháp phẫu thuật cô lập nhĩ trái
Phương pháp điều trị rung nhĩ bằng phương pháp phẫu thuật cô lập nhĩ trái (Maze) thường được chỉ định kết hợp với những phẫu thuật tim khác như mổ bắc cầu chủ vành, thay van tim, mổ sửa chữa trong bệnh tim bẩm sinh,... Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật sẽ tạo nên những đường cắt cô lập từng vùng cơ nhĩ, tiểu nhĩ và các tĩnh mạch phổi thế nhưng vẫn bảo tồn được chức năng dẫn truyền trong nhĩ, nhờ vậy mà ngăn chặn được sự hình thành một số vòng vào lại gây rung nhĩ.
Dự phòng huyết khối phòng chống đột quỵ
Thuốc chống đông dự phòng huyết khối được chỉ định sử dụng cho tất cả bệnh nhân rung nhĩ. Trừ duy nhất trường hợp rung nhĩ đơn độc ở bệnh nhân dưới 60 tuổi không có bệnh lý về tim mạch thực thể kèm theo hoặc có chống chỉ định sử dụng thuốc chống đông máu.
Lời khuyên của bác sĩ đối với những người bị rung nhĩ
Dù làm chậm nhịp tim hay tái thiết lập lại nhịp xoang có thể làm cho người bệnh cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên những bệnh nhân này vẫn còn nguy cơ cao bị tai biến mạch não nên những người này vẫn phải sử dụng thuốc chống đông sau đó.
Để hạn chế nguy cơ rung nhĩ cần:
- Tăng cường vận động thể lực
- Không hút thuốc lá
- Duy trì cân nặng
- Hạn chế sử dụng rượu bia
- Điều trị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường
Thực hiện nhiều biện pháp lành mạnh và khoa học để phòng chống bệnh rung nhĩ và ngăn ngừa đột quỵ
Kết luận
Những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thể loại đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phòng chống và ngăn ngừa phòng bệnh một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng thêm sản phẩm Thiên ma để hỗ trợ điều trị bệnh. Dòng sản phẩm này giúp cho người bệnh chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện cũng như phòng bệnh đột quỵ hiệu quả nhất.
__________________________
Có thể bạn quan tâm:
CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM
Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung, P6, Gò Vấp, TPHCM
Email: yuhanvietnam@gmail.com
Điện thoại: 0901 338 748