Tìm hiểu tết cổ truyền ngày xưa và ngày nay
- TIN SỨC KHỎE
- 04-02-2021
Cuộc sống ngày càng trở nên vội vã và từng ngày với những lo toan bộn bề nhưng tết nguyên đán vẫn là ngày lễ quan trọng nhất ở trong năm. Nhưng chúng vẫn còn mang đậm nét văn hóa dân tộc từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên sự thay đổi của tết cổ truyền ngày xưa và ngày nay có khác nhau ở chỗ nào? Cùng theo dõi hết bài viết sau để có thêm thông tin cụ thể nhé!
Ăn tết cổ truyền ngày xưa
Người xưa họ quan niệm rằng Tết không chỉ là thời gian được nghỉ ngơi mà còn là lúc để người thân gặp nhau để trao cho nhau những câu chúc. Bởi quanh năm đã làm ăn vất vả, bận rộn và ăn uống đơn giản, chỉ có đến ngày Tết mới được ăn những món ngon. Do đó, việc chuẩn bị cho việc ăn Tết rất được chú trọng.
Cách ăn tết cổ truyền ngày xưa
Nuôi lợn
Ngày xưa cứ chuẩn bị đến tết là người dân nuôi lợn, giống lợn cho ăn cám nấu ăn cây chuối, dọc khoai hay bèo tấm sức lớn mỗi tháng chỉ 4 - 6 kg. Chính vì để đạt trọng lượng 50-60kg thịt cho ngày Tết, phải nuôi từ đầu năm. Việc gói bánh chưng cũng được chuẩn bị từ rất sớm. Ngay từ đầu tháng Chạp, mọi người đã lo mua gạo nếp, đậu xanh… để sẵn. Thậm chí lá dong, lạt buộc… cũng phải lo liệu trước, không đợi cận Tết mới sắm.
Muối dưa hành
Cứ đến rằm tháng Chạp hằng năm, mọi nhà đã bắt đầu là dưa hành, những củ hành to tròn mua về để ngâm với tro bếp 5 ngày. Sau đó bóc vỏ, cắt rễ và trộn cùng với muối, 2 ngày sau thì đổ nước ngâm rồi mất 7 - 8 ngày cho hết cay, cho đến khi nào nó chuyền dưa thành dôn dốt là được. Mặc dù không phải các món chính nhưng dưa hành muối là món không thể thiếu ở trên mâm cỗ vào những ngày tết.
Tục muối dưa hành ngày xưa
Không khí ngày tết bắt đầu từ 23 tháng Chạp
Không khí ngày tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp khi nhà nhà cúng ông Công ông Táo để lên chầu Trời. Ngày 24 trở đi rộn rã lắm rồi trẻ con mua pháo lẻ ở chợ về để đốt chơi đì đùng ở sân đình. Người lớn đi tạ lễ ông bà cụ kỵ, lau dọn bàn thờ tổ tiên và tổng vệ sinh nhà cửa,... Từ ngày 27 đến 30 tháng Chạp nhà nhà sẽ lo đi mổ lợn, gói bánh chưng, bánh tẻ, quấy chè lam,...
Chỉ có một số ít gia đình quan lại và dân phố phường, thành thị là ăn tết với những món đắt tiền. Còn đại đa số là người dân lấy bánh chưng, thịt lợn làm cơ bản để cúng và ăn Tết.
Còn đối với nhà đông người hay có điều kiện hơn thì mổ lợn, nhà ít hoặc không có điều kiện thì mổ một con lợn, nhà ít người hoặc nghèo thì chung nhau hai, ba, bốn nhà một con. Suốt các ngày từ 28 đến 30 tháng Chạp tiếng lợn kêu eng éc khắp làng xóm, các bến nước hai bên bờ sông kẻ lên người xuống dập dìu, chỗ này cọ lá dong, chỗ kia làm lòng lợn.
Mổ lợn và làm chả rán
Đặc trưng tết cổ truyền ngày xưa là mổ lợn bởi quanh năm suốt tháng chỉ ăn rau, dưa cà với kiệu,...Tết đến mổ con lợn ra mới có điều kiện bày vẽ, trước cúng, sau ăn. Cái xỏ thường dùng gói giò gọi là giò thủ, đôi thăn giã nhuyễn gói giò lụa, cũng có nhà gói cả giò mỡ.
Chả rán thì dùng thịt nạc giã nhuyễn nặn như chiếc đĩa, chả nướng thì thái miếng ướp hành nước mắm, ướp cả riềng mẻ nữa, vót tre làm xiên mỗi xiên 7-8 miếng. Những khổ thịt ba chỉ hay nửa nạc nửa mỡ cho luộc qua cho nó cứng lại rồi thái thỏi bề ngang vài ngón tay, đem đi áp chảo.
Sườn thì chặt quân cờ nướng chả vè hoặc rút xương làm chả chìa. Xương để hầm măng khô. Món nem thính gói lá ổi cũng nhiều nhà làm, vì có nó hương vị Tết mới đậm đà… Bánh chưng là món ăn ngon, hạt gạo tự mình làm ra chẳng cần đong đếm. Song ngặt một nỗi là chiếc nồi đồng luộc được ba bốn chục bơ gạo bánh, trong làng chỉ có năm bẩy nhà giàu sắm được
Vì vậy phải mượn chuyền tay nhau, phải dạm trước với nhà chủ để còn sắp xếp. Có nhà luộc bánh từ sáng ngày 27, nhà mượn cuối cùng là chiều 30, tính đếm sao cho kịp trả nồi trước lúc gia chủ thắp hương đón giao thừa, tiếng pháo nổ rền mừng năm mới.
Chiều 30 Tết, nhà nào cũng cắm một cây nêu ở giữa sân. Dùng cây tre nhỏ hay cây nứa còn bánh tẻ để nguyên ngọn cong vút như cần câu, buộc lá cờ đuôi nheo xanh đỏ hoặc túm lá dứa dại làm tín hiệu chào đón “ông bà ông vải” về ăn Tết, và để ngăn trừ ma quỷ.
Chuẩn bị đồ lễ để biếu
Bên cạnh sắm sửa Tết cho nhà mình, người xưa còn chuẩn bị đồ lễ, biếu. Con cháu khi đã ra ở riêng, dù xa xôi cách trở, cũng tìm về lo liệu biếu Tết cho ông, bà, cha mẹ, nhiều ít tùy hoàn cảnh sinh sống; học trò, dù có trở thành ông nghè, ông cống, bia đá có đề tên thì cũng nhớ về thăm thầy cũ.
Ăn tết cổ truyền ngày nay
Cuộc sống ngày càng trở nên đầy đủ nên việc ăn uống trong ngày tết cũng trở nên không còn quá quan trọng. Nếu như việc ăn tết cổ truyền ngày xưa thì chỉ có đợi cả năm đến ngày tết để được ăn miếng thịt lợn, bánh chưng, gà,...Thì việc ăn tết cổ truyền ngày nay bánh chưng, thịt lợn, thịt gà được bán quanh năm ngoài chợ thậm chí đây còn thức ăn hằng ngày của chúng ta.
Mâm cơm cúng đủ đầy của tết cổ truyền ngày nay
Do đó, đây không còn là những món ăn đặc biệt, cơ bản trong ngày Tết nữa. Nhiều gia đình vẫn duy trì việc gói bánh chưng nhưng chỉ là để vui, để cho có không khí ngày Tết.
Việc chuẩn bị Tết cũng không phải cầu kỳ, vất vả như trước. Mọi mặt hàng từ hoa quả, bánh trái, thực phẩm, đồ uống… đều có sẵn, chỉ dành ra một, hai buổi là có thể sắm đủ. Thậm chí, không cần ra chợ, chỉ vài cú click chuột hay đôi cuộc điện thoại đặt hàng, mọi hàng hóa đều đến tay
Tết nay, bên cạnh xu hướng về quê đón Tết của những người xa xứ, còn có xu hướng đi du lịch của những gia đình hiện đại. Nếu như trước đây, Tết là cơ hội để cho mọi người được ăn ngon mặc đẹp, thì nay, người ta dành thời gian nghỉ Tết cho việc vui chơi giải trí, thăm thú bạn bè hay đi du lịch…
Tuy vậy, người Việt vẫn duy trì và gìn giữ nhiều nét đẹp văn hóa, phong tục, tín ngưỡng truyền thống như: tảo mộ, dọn dẹp trang trí nhà cửa, cúng giao thừa, xin lộc, mừng tuổi (lì xì)…
Lì xì mừng tuổi ngày Tết
Mặc dù có nhiều thay đổi nhưng Tết Nguyên đán vẫn là ngày lễ cổ truyền lớn nhất, tưng bừng và nhộn nhịp nhất của người Việt; là dịp để mọi người cùng nhau hướng đến những giá trị tốt đẹp, đủ đầy, như: ăn ngon, mặc đẹp, nói điều hay, chúc nhau “vạn sự như ý”, “phát lộc phát tài”… Đặc biệt, Tết là dịp quan trọng để cả nhà sum vầy, quây quần bên nhau, cùng đón một năm mới an lành, hạnh phúc.
Kẹo thiên ma - món quà quý từ thiên nhiên
Dù là phong tục nào đi chăng nữa thì phong tục đi biếu quà tết vẫn không thay đổi. Chính vì vậy bạn có thể tham khảo món quà ngày tết được nhiều người ưa chuộng lựa chọn ngày nay đó là kẹo yuhan. Đây là loại kẹo được làm từ rễ cây thiên ma - dược liệu quý trời ban mà chúng ta không thể bỏ qua. Chúng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe người già cũng như là trẻ nhỏ.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về cách ăn tết cổ truyền ngày xưa và tết cổ truyền ngày nay. Theo đó, dù là ăn tết theo cách nào đi chăng nữa thì đây cũng là dịp lễ quan trọng để chúng ta quây quần và xum họp bên gia đình, người thân và bạn bè của mình.
__________________________
Có thể bạn quan tâm:
- Khám phá ý nghĩa ngày tết cổ truyền của người Việt
- Những điều cần biết về tết Cổ Truyền Việt Nam
- Giải đáp: có bao nhiêu nước ăn tết cổ truyền
CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM
Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung, P6, Gò Vấp, TPHCM
Email: yuhanvietnam@gmail.com
Điện thoại: 0901 338 748