Những điều cần biết về tết Cổ Truyền Việt Nam

Tết Nguyên Đán hay Tết Cổ Truyền là dịp lễ quan trọng nhất của người Việt Nam. Đây chính là thời khắc chuyển giao của một năm cũ và chào đón một năm mới. Tuy nhiên, nhiều người cũng chưa nắm bắt rõ được những phong tục, sự đặc sắc về ẩm thực hay các hoạt động của ngày tết Cổ Truyền Việt Nam diễn ra như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ về những phong tục ngày tết Cổ Truyền ngay sau đây nhé!

 

Các phong tục của tết Cổ Truyền Việt Nam

Mỗi một vùng miền của người Việt Nam đều có những phong tục, tôn giáo, tập quán riêng. Đối với ngày Tết của ba miền Việt Nam cũng có thể chia thành ba tiết gồm: Tất niên, Giao thừa và Tân niên nhằm tượng trưng cho việc chuẩn bị trước Tết, thời khắc giao thừa. Cụ thể những phong tục trong những ngày Tết này như sau:

Tất niên

Tất Niên là thời điểm ngày 29 hoặc 30 của tháng cuối âm lịch năm đó. Đây là thời điểm quan trọng để các thành viên trong gia đình được quây quần cùng với nhau và cùng thưởng thức những món ăn cuối cùng của năm cũ. Lúc này mọi thành viên cũng sẽ chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc và chỉ hướng về những điều tốt đẹp.

Giao thừa

Giao thừa được xem là thời khắc vô cùng quan trọng, là lúc chuyển giao của năm cũ qua đi và năm mới tới. Theo đó, mỗi gia đình thường chuẩn bị 2 mâm cỗ: 1 mâm để ngoài trời để cúng Thần linh, những vong hồn lang thang và 1 mâm cỗ cúng tổ tiên trong nhà để thể hiện lòng biết ơn đến tổ tiên cũng như cầu mong một năm mới sức khỏe, thịnh vượng và may mắn.

tết Cổ Truyền Việt Nam

Chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa

Tân niên

Tân niên chính là dịp họp mặt đầu năm của mọi người. Thường thì họ sẽ tổ chức các buổi tiệc họp mặt và dành cho nhau những lời chúc cho năm mới được may mắn, tốt đẹp hơn.

 

Các hoạt động chủ yếu của tết Cổ Truyền Việt Nam

Vào mỗi dịp Tết đến thì có rất nhiều hoạt động được thực hiện để có thể chào đón một năm mới đầy hạnh phúc. Cụ thể, những hoạt động cần thiết của tết Cổ Truyền Việt Nam như sau:

Dọn dẹp nhà cửa trước Tết

Trước Tết thì các gia đình đều tất bật dọn dẹp nhà cửa cho trang hoàng, sạch sẽ. Công việc dọn dẹp này thường được bắt đầu từ trước ngày 23 tháng giêng, nhất là trong căn bếp gia đình. Bởi ngày 23 tháng giêng có phong tục tiễn ông Táo về trời. Bên cạnh đó, gia chủ gia đình cần lau bụi và tro trên bàn thờ tổ tiên cho sạch sẽ. Người ta quan niệm rằng việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ giúp thoát khỏi những vận rủi của năm cũ. 

Công việc dọn dẹp và trang hoàng cho căn nhà trước ngày Tết không chỉ giúp cho tổ ấm được sạch sẽ mà còn có nhiều ý nghĩa linh thiêng. Khi nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ cũng có thể giúp cho ta thấy tự tin, có được không gian sống trong lành và tự tin hơn khi khách đến chơi nhà.

Mua sắm ngày Tết

Một điều quan trọng nhất của ngày Tết chính là mua sắm ngày Tết. Ngày tết các gia đình thường chuẩn bị các nguyên liệu như: hoa quả, bánh kẹo, gạo, phụ kiện trang trí nhà cửa… Đặc biệt, trong ngày Tết các gia đình thường chuẩn bị các chậu hoa như: hoa mai, hoa đào, hoa cúc, cây quất... để cầu mong sự thịnh vượng cho một năm mới. 

tết Cổ Truyền Việt Nam

Mua sắm tết nhộn nhịp

Chuẩn bị mâm ngũ quả

Để trang trí cho tết Cổ Truyền Việt Nam thì không thể thiếu đi những mâm ngũ quả. Thông thường mâm ngũ quả sẽ được sắp xếp rất nhiều loại trái cây khác nhau như: xoài, bưởi, chuối, quýt, dứa, thanh long... Tùy vào mỗi vùng miền mà có thể sắp xếp mâm cỗ với màu sắc khác nhau.

Dựng cây nêu

Trong ngày Tết cổ truyền, mỗi gia đình thường sẽ dựng "Cây Nêu" trước cửa nhà. Cây Nêu có thể dùng cây tre hoặc cây mía khoảng 5 đến 6 mét và thường được trang trí bằng các đồ vật khác nhau như vàng mã, cành xương rồng, bùa may mắn, rơm… Cây Nêu là tín hiệu quan trọng để ma quỷ nhận biết ngôi nhà này là nơi ở của người sống, và không quấy phá.

Xông nhà

Xông nhà cũng được xem là một hoạt động quan trọng trong ngày tết của người Việt. Vào ngày mùng 1 Tết, người Việt tin rằng vị khách đầu tiên bước vào nhà sẽ quyết định đến vận may của cả năm. Thế nên mọi người không được bước vào nhà nào vào ngày này nếu như không được mời trước. Bởi mỗi gia đình đều cẩn thận lựa chọn vị khách đầu tiên để bước chân vào nhà mình. Thường họ sẽ cân nhắc việc chọn một vị khách có cung hoàng đạo phù hợp với gia chủ, có học hành tử tế và khỏe mạnh.

 

Ẩm thực ngày Tết Cổ Truyền Việt Nam

Trong ngày tết Cổ Truyền Việt Nam thì không thể thiếu đi những món ăn. Về ẩm thực của người Việt thì tùy vào mỗi vùng miền mà có sự đa dạng riêng. Tuy nhiên, một số món thường được sử dụng phổ biến như sau:

Bánh Chưng, bánh Tét

Món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt là bánh chưng, bánh tét. Bởi nước ta là đất nước trồng lúa nước nên bánh chưng, bánh tét đặc trưng cho truyền thống người Việt. Bánh được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và được gói bằng lá dong, được nấu nhừ. Bánh có vị dẻo thơm của nếp, bùi của đậu xanh, béo của thịt và màu xanh đẹp mắt của lá dong. Bánh chưng, bánh tét chính là hương vị không thể thiếu của ngày tết.

tết Cổ Truyền Việt Nam

Bánh chưng, bánh tét không thể thiếu trong ngày tết

Thịt kho Tàu

Món thịt heo trứng là món ăn đặc trưng của ngày tết. Món ăn tuy đơn giản, dễ làm nhưng lại có ý nghĩa với người Việt. Món ăn này đem đến sự ấm cúng, sum vầy, thể hiện tình cảm hòa thuận của gia đình người Việt.

Thịt đông

Món thịt đông được xem là món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết cổ truyền. Món ăn này có sự hòa quyện của nhiều nguyên liệu thể hiện sự hòa hợp, gắn kết và yêu thương của các thành viên trong gia đình. Lúc ăn thì bạn sẽ cảm nhận được độ ngậy và cảm giác lành lạnh tan ngay trong miệng. Món ăn này giúp bạn chống ngấy trong những ngày tết.

tết Cổ Truyền Việt Nam

Thịt đông món ngon ngày Tết

Canh khổ qua nhồi thịt

Trong ngày Tết của người Việt thường không thể thiếu đi món canh khổ qua thịt. Món ăn này không chỉ là món ăn thanh mát, ngon, nhiều chất dinh dưỡng lại có ý nghĩa giúp con người có thể đẩy lùi khó khăn qua đi.

Kẹo thiên ma Yuhan

Kẹo thiên ma Yuhan chính là sự lựa chọn hoàn hảo để tiếp khách, làm kẹo cúng hay làm quà tặng ngày tết. Bởi loại kẹo này được làm từ củ thiên ma - nguyên liệu có tác dụng tốt giúp bảo vệ tim mạch, tăng cường lưu thông mạch máu, tăng cường trí nhớ… Sử dụng kẹo thiên ma vừa ngon, dễ sử dụng lại tốt cho sức khỏe thì còn gì tuyệt vời hơn.

tết Cổ Truyền Việt Nam

Kẹo thiên ma Yuhan phù hợp với mọi lứa tuổi

Thông tin trên đây giúp bạn nắm bắt được những phong tục, ẩm thực, hoạt động của ngày tết Cổ Truyền Việt Nam. Đặc biệt, sử dụng kẹo thiên ma Yuhan sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ngày tết. Liên hệ đến yuhanvietnam.com để đặt hàng nhé!

__________________________

Có thể bạn quan tâm:

juhan chăm sóc sức khoẻ

 

CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM

Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung,  P6, Gò Vấp, TPHCM

Email: yuhanvietnam@gmail.com

Điện thoại: 0901 338 748

Prev

Khám phá ý nghĩa ngày tết cổ truyền của người Việt

Next

Giải đáp: có bao nhiêu nước ăn tết cổ truyền