Tất tần tật thông tin về bệnh đột quỵ là gì?

Đột quỵ là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Bởi nó có tỉ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện nay, số lượng người mắc phải bệnh lý này ngày càng gia tăng mạnh và có dấu hiệu trẻ hóa. Vậy bệnh đột quỵ là gì? Nguyên nhân do đâu? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết sau. Bạn đọc đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích này nhé. 

 

Bệnh đột quỵ là gì?

Bệnh đột quỵ là gì? Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, khiến máu không thể lưu thông lên não. Hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Khi trường hợp này xảy ra sẽ khiến lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. 

bệnh đột quỵ là gì

Đột quỵ được chia thành nhiều dạng, tùy theo nguyên nhân

Quá trình tắc nghẽn này diễn ra trong vòng vài phút thì các tế bào não bắt đầu chết dần. Hậu quả gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Như vậy bạn đã hiểu bệnh đột quỵ là gì rồi đúng không.  Bên cạnh đó, đột quỵ có thể chia thành nhiều dạng như:

- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: tình trạng làm nghẽn động mạch, khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái mất ý thức.

- Đột quỵ do huyết khối: đó là tắc nghẽn do hình thành các cục máu đông hoặc do mảng bám tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não.

- Đột quỵ do tắc mạch máu bởi các cục máu đông hình thành trong cơ thể. Thông thường máu động sẽ hình thành ở là tim. Sau đó, di chuyển đến não gây tắc nghẽn máu, khiến quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn.

- Đột quỵ do xuất huyết là loại đột quỵ này gây ra bởi vết nứt trên bề mặt não hoặc động mạch não. Khi tình trạng này xuất hiện sẽ gây xuất huyết, hệ thống mạch máu não bị dị dạng.

- Thiếu máu não thoáng qua : thường được gọi là đột quỵ nhỏ bởi là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, kéo dài khoảng vài phút.

Dấu hiệu của bệnh đột quỵ

Sau khi hiểu được bệnh đột quỵ là gì thì bạn nắm bắt được dấu hiệu của bệnh để có thể dễ dàng nhận biết. Thông thường đột quỵ sẽ có các dấu hiệu cơ bản như:

- Tê mỏi chân tay, khi cử động cảm thấy khó cử động, tê liệt một bên cơ thể.

- Trí nhớ rối loạn, không nhận thức được, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ ngôn từ để nói, không diễn đạt được, có cảm giác mơ hồ.

- Mặt có biểu hiện không cân xứng, cơ miệng méo, nhân trung bị lệch.

- Thị lực giảm, khả năng không nhìn rõ. Tuy nhiên biểu hiện này không rõ rệt nên rất khó nhận biết nên bạn cần phải quan sát kỹ lưỡng.

- Khó phát âm, nói ngọng lắp bắp, bất thường và môi lưỡi tê cứng.

- Những cơn đau đầu dữ dội kéo dài, cơn đau đầu đến nhanh, có thể gây buồn nôn.

bệnh đột quỵ là gì

Dấu hiệu của bệnh đột quỵ liên quan đến hệ tim mạch

 

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ

Bệnh đột quỵ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, đột quỵ sẽ hình thành từ hai nguyên nhân như: 

Yếu tố có thể kiểm soát được

- Hút thuốc: Khi người bệnh hút thuốc thì khói thuốc gây tổn thương thành mạch máu. Khói thuốc sẽ làm gia tăng xơ cứng động mạch và là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

- Cholesterol trong cơ thể cao,  béo phì: Gây ra nhiều bệnh lý như cao huyế áp, mỡ  trong máu, hệ tim mạch hoạt động không bình thường và tăng nguy cơ đột quỵ.

- Cao huyết áp: khi huyết áp cao sẽ tạo điều kiện hình thành các cục máu đông. Bệnh cao huyết áp sẽ cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Từ đó  gây sức ép lên thành động mạch và dẫn đến xuất huyết não.

- Bệnh tim mạch: một số căn bệnh suy tim, nhiễm trùng tim, rối loạn nhịp tim, rung tâm nhĩ sẽ có nguy cơ đột quỵ cao.

- Đái tháo đường: đái tháo đường là yếu tố nguy cơ của tai biến thiếu máu não cục bộ. Bệnh đái tháo đường sẽ làm tăng khả năng đột quỵ, tăng đường huyết, tăng của các tổn thương não trong giai đoạn cấp của đột quỵ thiếu máu não.

- Đột quỵ bị tái phát lại: một số cá nhân bị đột quỵ có thể tái phát trong vài tháng đầu. Đây là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ đột quỵ và tử vong cao. Nguy cơ này kéo dài khoảng 4 năm và giảm dần theo thời gian khi được chăm sóc cẩn thận.

bệnh đột quỵ là gì

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ

Yếu tố không thể kiểm soát được

- Tuổi tác: đột quỵ có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên người già hay những người trung tuổi sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn.

Giới tính: Nam giới sẽ là giới tính có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với nữ giới. Vì nam giới thường sử dụng các chất kích thích nhiều hơn nữ.

- Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có người đã từng bị đột quỵ thì đây sẽ nguyên nhân khiến đời sau dễ mắc bệnh. Người có người thân từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý nhồi máu cơ tim sẽ dễ bị hơn so với người bình thường.

Cách điều trị bệnh đột quỵ

Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ là từ 4 đến 5 giờ đối với nhồi máu não dùng thuốc tan máu đông. Tùy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các can thiệp y học cần thiết để cứu sống bệnh nhân và hạn chế tàn tật sau hồi phục.

Bệnh nhân đột quỵ cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhanh nhất, tránh lỡ thời gian vàng khiến tổn thương não nặng, hiệu quả can thiệp kém dẫn đến tai biến sau can thiệp cao. Khi gặp bệnh nhân đột quỵ thì bạn cần phải sơ cứu bằng các cách như:

- Không để người bệnh  ngã khi xuất hiện dấu hiệu bệnh và gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

- Hãy đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng, làm như vậy để bảo vệ đường thở và an toàn cho người bệnh.

- Theo dõi các dấu hiệu, phản ứng của bệnh nhân khi bắt đầu đổ bệnh.

- Tuyệt đối không tự ý châm cứu, bấm huyệt, đánh gió.

- Không cho bệnh nhân ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào vì có thể sặc vào đường hô hấp, tắc đường thở.

- Không tự ý dùng thuốc để khắc phục đột quỵ vì dùng sai thuốc sẽ khiến cơ hội chữa trị suy giảm.

Việc nắm bắt bệnh đột quỵ là gì và tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục chữa trị là điều cần thiết. Mọi người hãy nâng cao sức khỏe mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm nhé.

___________________________

Có thể bạn quan tâm:

juhan chăm sóc sức khoẻ

 

CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM

Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung,  P6, Gò Vấp, TPHCM

Email: yuhanvietnam@gmail.com

Điện thoại: 0901 338 748

Prev

Cách dùng thuốc uống điều trị mất ngủ hiệu quả, phát huy tác dụng tốt

Next

Tìm hiểu bệnh đột quỵ là sao? Cách chữa trị hiệu quả bệnh đột quỵ