Lợi ích và các bài tập vật lý trị liệu tai biến mạch máu não
- TIN SỨC KHỎE
- 29-03-2021
Một trong những cách giúp bệnh nhân tai biến mạch máu não phục hồi và trở lại cuộc sống chính là điều trị vật lý trị liệu tại cơ sở y tế và tại nhà. Vật lý trị liệu tai biến mạch máu não giúp tăng cơ hội phục hồi các chức năng của cơ thể cũng như hạn chế bệnh tái phát và nguy cơ bại liệt, tâm thần cũng như tử vong. Cùng Yuhan tìm hiểu thêm thông tin liên quan thông qua nội dung bài viết sau đây.
Lợi ích vật lý trị liệu tai biến mạch máu não
Tai biến, đột quỵ để lại nhiều biến chứng nặng nề như: Tê yếu các chi, liệt nửa người, bại liệt mất trí nhớ tạm thời hoặc vĩnh viễn, nói ngọng, tâm thần phân liệt,… Vật lý trị liệu tai biến mạch máu não có tác dụng cải thiện và hồi phục chức năng sau tai biến hiệu quả dành cho người bệnh. Cụ thể phương pháp này mang đến các lợi ích như:
Lợi ích vật lý trị liệu tai biến mạch máu não
Cải thiện và hồi phục chức năng sau tai biến
Theo thống kê, có đến 15-25% bệnh nhân tai biến bị suy giảm chức năng vận động tay chân hoàn toàn, 20-25% người bệnh cần sự trợ giúp của người nhà để vận động cơ thể. Và 20-30% bệnh nhân tai biến có thể tự đi lại, 20% số bệnh nhân còn lại có thể tự đi lại trong một năm. Tai biến để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: Rối loạn ngôn ngữ, rối loạn nhận thức, suy giảm chức năng vận động,... Các bài tập vật lý trị liệu giúp hỗ trợ điều trị hồi phục và cải thiện các chức năng sau tai biến.
Duy trì cơ lực, tái tạo chức năng cơ bắp
Bệnh nhân tai biến thường sẽ bị yếu một bộ phận trên cơ thể có thể là chân hoặc tay. Các bài tập vật lý trị liệu giúp phần cơ thể bị suy yếu, tê liệt được vận động thường xuyên, giúp duy trì và phục hồi cơ lực. Ngược lại nếu không thường xuyên tập luyện thì phần bộ phận tê yếu dễ bị cứng khớp và dẫn đến liệt hoàn toàn. Các bài tập vật lý trị liệu sau tai biến còn giúp các dây thần kinh giúp hồi phục, tái tạo chức năng cơ bắp tăng.
Điều hòa và tăng cường lưu thông khí huyết
Vận động chính là cách tốt nhất để khí huyết trong cơ thể lưu thông ổn định và thông suốt. Vật lý trị liệu tai biến mạch máu não giúp vận động cơ thể, từ đó ngăn ngừa hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn dòng chảy của máu khiến tai biến tái phát trở lại.
Vật lý trị liệu tai biến mạch máu não mang đến nhiều lợi ích
Hạn chế tổn thương ngoài da, bệnh trầm cảm
Bệnh nhân tai biến bị liệt nằm lâu ngày có thể hình thành các vết loét và nhiễm trùng da. Đây được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Các bài tập vật lý trị liệu giúp người bệnh vận động nhiều, từ đó hạn chế các bệnh về da cũng như bệnh trầm cảm.
Các bài tập vật lý trị liệu tai biến mạch máu não
Tùy theo tình trạng của người bệnh mà bạn có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu phù hợp. Cụ thể người nhà nên áp dụng các bài tập vật lý trị liệu tai biến mạch máu não theo giai đoạn. Giai đoạn 1 cho người bị tai biến chưa thể cử động được và giai đoạn 2 cho người bệnh có thể vận động được nhưng yếu. Các bài tập bao gồm:
Các bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến chưa thể tự cử động
Bài 1: Tập lăn cơ thể
Đặt người bệnh nằm ngửa cho người bệnh tập lăn nghiêng nhẹ nhàng sang hai bên. Khi thực hiện để người bệnh lăn nghiêng sang bên cơ thể bị yếu liệt sau đó lặp lại di chuyển lăn sang vị trí ngược lại.
Bài 2: Cử động vai và tay
Để người bị tai biến ở vị trí nằm ngửa, đan tay người bệnh vào nhau, đưa hai tay lên trước mặt và kéo lên trên đầu, sau đó cho kéo về phía hai chân. Với bài tập này người bệnh và người hỗ trợ cần thực hiện đúng tư thế để giảm hiện tượng co cứng các khớp. Tay người bệnh kéo càng xa hiệu quả càng cao.
Bài 3: Dồn trọng lượng lên phần chi bị liệt
Bệnh nhân nằm ở tư thế ngửa, chống hai chân, người hỗ trợ cần giúp người bệnh giữ cố định bên chi bị liệt để không bị đổ tự do. Sau đó bệnh nhân cần tự nhấc phần chi không bị liệt lên nhằm mục đích dồn trọng lượng vào phía chân hoặc còn lại bị yếu liệt.
Bài 4: Bệnh nhân tự nhấc mông lên khỏi giường
Ở bài tập này người hỗ trợ cần để bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa chống hai chân lên, hai đầu gối gập lại. Người bệnh từ từ nhấc mông lên không chạm mặt giường sau đó hạ xuống.
Một số bài tập vật lý trị liệu tai biến mạch máu não
Bài tập cho bệnh nhân tai biến chưa tự cử động được
Bài 1: Chuyển đổi tư thế
Ở bài tập này người bệnh cần tập chuyển đổi từ tư thế nằm sang tư thế ngồi. Hoặc tập nằm chống tay trên đệm để giúp tăng khả năng cử động cơ bản.
Bài 2: Tập chống co rút khớp bả vai
Với bài tập này người bệnh nằm ngửa hai bàn tay đan xen. Sau đó đưa hai tay phía trước kết hợp kéo người về phía trước. Bài tập này giúp dồn trọng lực vào tay và giúp khớp cổ tay được kéo căng.
Các bài tập cho người tự cử động được nhưng yếu
Bài 1: Giúp phòng chống cổ tay bị co rút
Người hỗ trợ giúp bệnh nhân đứng lên gần ghế hoặc bàn, sau đó thực hiện đan xen hai bàn tay người bệnh vào nhau. Áp lòng bàn tay úp vào mặt ghế hoặc mặt bàn, dồn trọng lượng vào hai bàn tay cho tới khi cổ tay bệnh nhân thấy cảm giác căng tức thì ngưng và làm lại động tác.
Bài 2: Phòng ngừa khuỷu tay bị co rút
Để người bệnh ngồi thoải mái. Phần khuỷu tay bên bị yếu liệt chống trên mặt phẳng, chống lên cằm và má. Bài tập này giúp dồn trọng lượng xuống khuỷu tay.
Bài 5: Tập đứng vịn
Nếu bệnh nhân đã cử động được có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu tai biến mạch máu não như tập đứng vịn. Đầu tiên cần để bệnh nhân đứng vịn vào chỗ dựa để tập thăng bằng dần dần và dồn trọng lượng lên phần chân bị yếu liệt.
Ngoài các bài tập vật lý trị liệu tai biến mạch máu não trên, người nhà còn cần bổ sung chế độ dinh dưỡng và ngủ nghỉ cho bệnh nhân. Sử dụng thêm Thiên Ma bổ não giúp tăng hiệu quả phục hồi bệnh tai biến mạch máu não cũng như hạn chế tác động của các di chứng, hạn chế bệnh tái phát. Thời gian phục hồi sau tai biến khá dài, bệnh nhân và người nhà cần thực sự kiên nhẫn.
__________________________
Có thể bạn quan tâm:
CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM
Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung, P6, Gò Vấp, TPHCM
Email: yuhanvietnam@gmail.com
Điện thoại: 0901 338 748