Tai biến và đột quỵ ngày càng trở nên phổ biến ở người trẻ
- TIN SỨC KHỎE
- 27-03-2021
Tai biến và đột quỵ được xếp vào danh sách các bệnh lý có tỷ lệ tỷ vong cao nhất trên thế giới. Trước đây bệnh lý này phổ biến ở đối tượng người trung niên và lớn tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ lệ người trẻ mắc tai biến ngày càng tăng cao. Cùng Yuhan tìm hiểu thêm thông tin về đột quỵ ở người trẻ tại nội dung bài viết sau đây.
5 nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi
Cục quản lý khám chữa bệnh của Bộ Y Tế chia sẻ, bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị tai biến và đột quỵ. Theo báo cáo thống kê, ở Việt Nam hàng năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trong đó có khoảng 50% những người đó bị tử vong hoặc bị những di chứng rất nặng nề như liệt nửa người, tâm thần, liệt toàn thân,…
Đột quỵ ở người trẻ ngày càng trở nên phổ biến
Đối với những người trẻ tuổi đột quỵ và tử vong, sự ra đi của họ để lại trong lòng người thân, bạn bè sự tiếc nuối không thể bù đắp. Có 5 nguyên nhân chính gây ra đột quỵ ở người trẻ tuổi. Cụ thể bao gồm:
Thức khuya gây đột quỵ ở người trẻ tuổi
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đột quỵ, tai biến mạch máu não ở người trẻ tuổi chính là thức khuya và không ngủ đủ giấc. Phần lớn người trẻ đều có thói quen thức khuya xem phim, đi chơi hay làm việc muộn,... Thời gian ngủ trong ngày chỉ từ 4-6 tiếng, không đủ 7 – 8 giúp não và cơ thể nghỉ ngơi.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Mỹ, việc thường xuyên mất ngủ hoặc thời gian ngủ trong ngày ít hơn 5 tiếng trong thời gian dài thì nguy cơ đột quỵ là rất cao. Thiếu ngủ thường xuyên có thể dẫn đến rối loạn mạch máu, mỡ máu, xơ vữa mạch máu và tăng huyết áp lên cao.
Lười vận động dễ gây đột quỵ
Hầu hết người trẻ đều làm việc tại văn phòng từ 6-10 tiếng mỗi ngày. Việc ngồi nhiều một chỗ, ở một tư thế dẫn đến lười vận động, thời gian dành cho việc tập thể dục thể thao ít. Lười vận động cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị đột quỵ ở người trẻ.
Tỷ lệ người trẻ mắc chứng tai biến và đột quỵ do lười vận động cao hơn khoảng 20% so với người thường xuyên vận động. Lười vận động còn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác như tim mạch, béo phì, huyết áp, mỡ máu,... Chính vì vậy để giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý nguy hiểm khác người trẻ nên tăng cường vận động, thiết lập lối sống lành mạnh.
Sử dụng chất kích thích dễ gây đột quỵ
Một nguyên nhân khác dễ dẫn đến đột quỵ chính là sử dụng các chất kích thích như ma túy, cần sa, thuốc lá, rượu bia, thuốc tránh thai,... Việc sử dụng trong thời gian dài chính là nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi. Trong các chất kích thích này có chứa các chất độc hại, gây nên các tác hại nặng nề đến cơ thể. Chất kích thích cho thể gây tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, xơ cứng động mạnh, dẫn đến khả năng đột quỵ cao.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ
Áp lực công việc và cuộc sống gây đột quỵ
Áp lực về công việc, cuộc sống cùng lối sống không lành mạnh là nguyên nhân dẫn khiến nhiều người trẻ mắc các chứng trầm cảm, đột quỵ. Hầu hết người trẻ đều thường xuyên bị stress nghiêm trọng, chế độ ăn uống không cân bằng dưỡng chất, lười hoạt động chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ tai biến và đột quỵ cũng như các bệnh lý nguy hiểm khác.
Các nguyên nhân gây tai biến và đột quỵ ở người trẻ
Ngoài các nguyên nhân chính trên, người trẻ còn mắc chứng đột quỵ do nhiều nguyên nhân khác như: Huyết áp cao, mỡ máu, tim mạch, tiểu đường,... Ngoài ra đột quỵ có thể dẫn đến do các nguyên nhân như biến chứng của các bệnh lý thông thường khác. Để tránh đột quỵ cũng như các bệnh lý nguy hiểm khác, người trẻ nên thăm khám định kỳ nhằm sớm tầm soát và phát hiện ra bệnh. Không những thế người trẻ cần tập thói quen sống lành mạnh nhằm nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Các dấu hiệu tai biến và đột quỵ ở người trẻ tuổi
Tỷ lệ người trẻ tử vong do mắc đột quỵ ngày càng tăng cao. Theo các bác sĩ việc phát hiện sớm thời gian vàng trong đột quỵ (khoảng 6 giờ) sẽ giúp tăng tỷ lệ sống sót và phục hồi cho bệnh nhân. Cụ thể nếu được kịp thời chữa trị từ 1-3 giờ từ khi phát bệnh thì thời gian tử vong và các biến chứng nặng nề như liệt nửa người hay bại não, liệt toàn thân, chết não. Các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ thường bao gồm:
Các dấu hiệu tai biến và đột quỵ ở người trẻ tuổi
- Mất khả năng nói: Người trẻ khỏe mạnh bình thường bỗng nhiên không nói được, méo miệng, khó nói hoặc không hiểu người khác nói gì.
- Rủ mặt: Mặt bị méo lệch sang một bên, miệng méo hoặc mặt chảy xệ xuống, mặt bị lệch về một bên
- Suy giảm thị lực: Cả hai mắt hoặc một mắt không thể nhìn thấy hoặc bị hoa mắt, mờ mắt.
- Tê liệt 1 bên cơ thể: Nửa người bên trái/bên phải, nửa người trên/nửa người dưới bị liệt không thể cử động được. Hoặc tay chân tê cứng, không thể điều khiển được theo mong muốn của mình.
- Ngoài 4 dấu hiệu rõ rệt nhất trên, người trẻ mắc chứng tai biến và đột quỵ còn có các triệu chứng như đau đầu, nôn ói, chóng mặt,... huyết áp tăng hoặc giảm nhiều.
Khi xuất hiện các triệu chứng trên đây, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để ngăn ngừa tình trạng đột quỵ ngoài việc áp dụng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh, người trẻ nên sử dụng thêm các sản phẩm bổ não có nguồn gốc từ tự nhiên. Cụ thể bạn có thể sử dụng Thiên Ma bổ não, một sản phẩm chiết xuất từ tinh chất củ Thiên Ma Hàn Quốc mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe và thần kinh.
Thiên Ma bổ não là dòng sản phẩm giúp tăng cường khả năng lưu thông máu lên não, điều chỉnh huyết áp. Sản phẩm có thành phần 100% từ thiên nhiên, an toàn với sức khỏe người dùng, phù hợp với nhiều đối tượng và độ tuổi. Tai biến và đột quỵ ở người trẻ ngày càng trở nên phổ biến. Ngay hôm nay bạn cần điều chỉnh thói quen và chế độ sống nhằm phòng ngừa vào bảo vệ sức khỏe.
__________________________
Có thể bạn quan tâm:
CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM
Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung, P6, Gò Vấp, TPHCM
Email: yuhanvietnam@gmail.com
Điện thoại: 0901 338 748