Tìm hiểu về ngày tết cổ truyền và những nét đẹp tuyệt vời

Ngày lễ tết cổ truyền là ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa Việt, Tết Nguyên Đán mang đậm bản sắc dân tộc. Trải qua nhiều tháng năm thăng trầm nhưng người Việt vẫn giữ gìn được nét đẹp phong tục tập quán tốt đẹp của ngày tết. Trong dịp Tết Nguyên đán, có rất nhiều phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc của người Việt diễn ra nhằm cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng. Hãy cùng theo dõi hết bài viết sau để tìm hiểu về ngày tết cổ truyền một cách chi tiết nhé!

 

Tiễn ông Công, ông Táo về trời

Để có thể tìm hiểu về ngày tết cổ truyền một cách rõ nhất chúng ta không thể bỏ qua phong tục tiễn ông Công, ông Táo về trời. Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. 

Đây là một nét văn hóa đặc sắc, một phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam đã được lưu truyền và gìn giữ từ bao đời nay. Cúng ông Công, ông Táo là một phong tục có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc. Ông Công, ông Táo được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện - Ác của loài người.

tìm hiểu về ngày tết cổ truyền

Tiễn ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp

Vào mỗi dịp này, các vị thần lại cưỡi cá chép lên thiên đình để báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm vừa qua. Từ đó thiên đình có thể định đoạt công tội một cách rõ ràng. 

Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Tất nhiên, phước đức này đến từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.

Với những mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn nên cứ đến hằng năm 23 tháng Chạp người ta lại làm lễ tiễn đưa ông Công ông Táo lên chầu trời một cách long trọng. Do đó, đây là phong tục tiêu biểu vào mỗi dịp lễ tết vì thế mà chúng ta không thể bỏ qua. 

 

Ăn tất niên cuối năm

Để kết thúc cho một năm qua đi, để chuẩn bị đón chào cho những ngày năm mới, các gia đình Việt Nam thường tổ chức cho một bữa cơm cuối năm. Đây là một trong phong tục không thể thiếu trong tết cổ truyền Việt Nam. Bữa tiệc này thường được diễn ra vào ngày 30 tháng chạp (29 tháng chạp nếu là tháng thiếu). 

Không chỉ là ngày các thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Ngày tất niên này còn là nơi gặp mặt bạn vè cùng nhau đón giao thừa để đón chào năm mới, nên ăn tất niên là một phong tục không thể thiếu của người dân Việt.

tìm hiểu về ngày tết cổ truyền

Dịp tất niên cuối năm gia đình quây quần, xum họp

Buổi tiệc tất niên cuối năm là một thời điểm để các thành viên trong gia đình tổng kết một năm làm việc những thành quả đã đạt được. Cùng với đó là tìm ra những điểm còn được hạn chế ở trong năm cũ để có thể rút ra kinh nghiệm để đạt được những mục tiêu ở trong năm mới. Vì vậy trong các buổi tiệc tất niên cuối năm là một buổi tiệc diễn ra rất vui vẻ, náo nhiệt để chúc mừng cho sự thành công và tăng trưởng của gia đình trong năm vừa qua và cũng để chuẩn bị tinh thần chào đón một năm mới tốt đẹp hơn.

 

Tục tảo mộ trước Tết

Hằng năm, cứ từ khoảng 20 tháng chạp đến chiều 30 Tết, mỗi gia đình Việt Nam lại thực hiện nghi thức tảo mộ. Trong quan niệm của người dân, khi năm mới đến, mọi thứ đều phải được sửa sang cho mới mẻ, kể cả với những người đã khuất. 

Thăm viếng phần mộ tổ tiên cũng là nét đặc trưng của văn hóa cổ truyền, một tục lệ trong “đạo thờ ông bà” của dân tộc ta vốn từ lâu đã trở thành truyền thống. Nhiều gia đình cho rằng mỗi dịp tảo mộ cũng là một dịp giãi bày với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy đến trong năm với cả gia đình, dòng họ; cũng là để thành tâm mời ông bà tổ tiên chuẩn bị cùng về ăn Tết với gia đình.

tìm hiểu về ngày tết cổ truyền

Phong tục tảo mộ trước tết

Do đó, theo sau phong tục này ta có tục rước ông bà vào trưa ngày 30 âm lịch, và đưa ông bà, thường là vào trưa mùng 3 hoặc mùng 4 Tết. Điều này sẽ tùy thuộc vào phong tục tập quán ở mỗi địa phương và nếp sống của mỗi gia đình. 

Thông thường thì ngày tiễn đưa ông bà cũng là ngày cuối cùng của những ngày nghỉ ngơi vui Tết. Mọi người trong gia đình sẽ quay trở về với cuộc sống thường nhật. Họ trở về với lòng tin là sẽ được tổ tiên phù hộ cho những ngày tiếp sau đó. Phong tục tảo mộ trước tết đã có từ lâu trong đời sống tâm linh của người dân Việt. Thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.

 

Trao cho nhau những lời chúc đầu năm mới

Tết Nguyên đán là những ngày trang trọng, vui tươi nhất của dân tộc ta. Tết là dịp gia đình vui vầy sum họp, trao cho nhau nụ cười và những lời chúc tụng, mừng tuổi để bày tỏ lòng hiếu thảo, tình thương yêu của mọi người trong gia đình, với niềm mong ước một năm mới an vui, may mắn và hạnh phúc. 

Đối với phong tục chúc Tết này, sẽ là một nét đẹp văn hóa thể hiện tinh thần “ uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Phong tục chúc Tết của người Việt được gói gọn trong câu thành ngữ: “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”. Đó là nếp sống đã trở thành phong tục ngày Tết, được bảo tồn và giữ gìn qua bao thế hệ, thể hiện lòng hiếu thảo, sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ, hai bên nội - ngoại và tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt.

Vào ngày mồng Một - ngày đầu tiên của năm mới, vợ chồng con cái, anh em ruột thịt sẽ về bên nội để chúc thọ cha mẹ và thắp hương cúng bái tổ tiên để tỏ lòng thành kính và biết ơn. Theo như tục lệ, cứ năm mới tới, kể cả người lớn lẫn trẻ con, mỗi người đều tăng lên một tuổi. 

Bởi vậy, ngày mồng một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà, cha mẹ. Con cháu trong nhà, lần lượt từ người lớn đến trẻ nhỏ nói lời chúc tụng ông bà, cha, mẹ sức khỏe và những điều tốt lành. Ông bà, cha mẹ chúc Tết lại con cháu, kèm theo những đồng tiền mừng tuổi để trong giấy hồng ma ngày nay người ta thường gọi là phong bao lì xì. 

Do thời gian eo hẹp hay khoảng cách xa xôi nên phong nay tục này ngày càng ít đi. Thay vào đó là những tấm thiệp chào xuân hoặc là những cuộc điện thoại đẻ chúc mừng năm mới. Chắc chắn với những tìm hiểu về ngày tết cổ truyền một cách chi tiết nhất đã giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về phong tục ngày tết. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tham khảo món quà tặng người thân ngày tết thì sẽ không bỏ qua kẹo yuhan, chúng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Để được tìm hiểu thêm bạn đọc hãy truy cập vào website juhan.vn để được tư vấn cụ thể.

__________________________

Có thể bạn quan tâm:

juhan chăm sóc sức khoẻ

 

CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM

Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung,  P6, Gò Vấp, TPHCM

Email: yuhanvietnam@gmail.com

Điện thoại: 0901 338 748

Prev

Khám phá phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam

Next

Giải đáp thắc mắc tết ăn bánh gì?