Những điều nên biết về ngày tết cổ truyền Việt Nam

Ngày tết cổ truyền Việt Nam là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt bao đời nay. Đây là khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới để bắt đầu cho một sự khởi đầu mới nhiều may mắn. Dịp tết cổ truyền hằng năm và luôn diễn ra thể hiện một nét phong tục tốt đẹp. Đẻ có tìm hiểu chi tiết hơn về ngày tết cổ truyền này, bạn đọc hãy cùng theo dõi hết bài viết sau để nắm bắt thêm nhiều thông tin chi tiết nhé!

 

Tìm hiểu chung về ngày tết cổ truyền Việt Nam

Tết” là biến dạng phiên âm của “Tiết”, một thuật ngữ Hán Việt có nghĩa là “Chặng tre nối đuôi nhau” và theo nghĩa rộng hơn, là “đầu một năm”, ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á. Có nhiều Tết trong năm của người Việt là: Tết Trung thu, Tết mùng 5/5,... Nhưng quan trọng nhất vẫn là ngày Tết cổ truyền Việt Nam hay còn được gọi là tết nguyên đán. 

Ngày tết cổ truyền Việt Nam

Tìm hiểu về ngày tết cổ truyền Việt Nam

Theo như âm lịch sẽ là chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên tết nguyên đán của Việt Nam muộn hơn Tết dương lịch. Nhưng do quy luật của 3 năm nhuận một tháng âm lịch. Nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21/01 dương lịch và sau ngày 19/02 dương lịch, mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 dương lịch.

Ngày tết cổ truyền Việt Nam hay còn được gọi là tết nguyên đán. Đây là ngày tết chính thức của Việt Nam. Điều này sẽ đánh dấu một sự xuất hiện của mùa xuân dựa trên Âm lịch. Đây chính là lễ hội quan trọng và phổ biến nhất của người Việt trong một năm. 

Tết cổ truyền Việt Nam được diễn ra vào khoảng cuối tháng Giêng hoặc tháng Hai theo lịch âm. Người Việt Nam có niềm tin phổ biến rằng có 12 con vật linh thiêng từ Hoàng đạo thay phiên nhau giám sát và điều khiển các công việc của trái đất. Như vậy, Giao thừa là thời khắc nhường lại công việc cai quản cho một con vật mới theo thứ tự 12 con giáp.

 

Ý nghĩa của ngày tết cổ truyền Việt Nam

Ngày tết nguyên đán được biết đến với tên gọi đầy đủ là ngày tết cổ truyền Việt Nam. Với mục đích của ngày tết cổ truyền của người Việt Nam muốn tạ ơn các vị thần. Với mong muốn mùa xuân đến với muôn vàn loài hoa và cây cối khoe sắc sau một mùa đông khắc nghiệt và lạnh giá.

Ngày tết cổ truyền Việt Nam

Ý nghĩa của ngày tết cổ truyền

Ý nghĩa ngày Tết cổ truyền Việt Nam là dịp đặc biệt để mọi người hành hương đi chùa, đền. Các thành viên trong gia đình sum họp để cùng nhau đón một năm mới, hy vọng một năm mới tốt đẹp hơn và tạm biệt năm trước. Vì đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất đối với người dân Việt Nam, nên mọi thứ phải được chuẩn bị tươm tất nhất với mong muốn một năm mới an khang thịnh vượng, quanh năm đầy đủ ấm no.

 

Sự khác biệt của Tết cổ truyền Việt Nam xưa và nay

Thời gian thấm thoát trôi qua, con người, đất nước, mọi thứ dần thay đổi phát triển để thích nghi với hiện tại. Vì thế mà ngày Tết cổ truyền Việt Nam cũng dần thay đổi theo từng thời kỳ. Chắc hẳn bạn cũng muốn tìm hiểu qua vài nét khác biệt giữa Tết xưa và nay như thế nào.

Ngày tết cổ truyền Việt Nam xưa 

Ngày xưa, tết cổ truyền Việt Nam không chỉ là thời gian mà quan trọng hơn quanh năm mọi người làm ăn vất vả. Chỉ có những ngày tết mới được thưởng thức những món ngon. Do đó, việc chuẩn bị cho việc ăn Tết rất được chú trọng, nuôi heo hay chuẩn bị thịt đón Tết, gói bánh chưng cũng được chuẩn bị từ rất sớm ngay từ đầu tháng Chạp.

Món ăn kèm dưa hành thời xưa luôn xuất hiện trong mỗi nhà dịp Tết, dưa hành đứng vào 6 loại phẩm vật đặc trưng của Tết cổ truyền Việt Nam xưa: “cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”.

Ngày tết cổ truyền Việt Nam

Ngày tết cổ truyền ngày xưa

Không khí Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp khi mọi nhà đều tiễn ông Táo lên chầu Trời. Từ ngày 24 Tết trở đi, không khí trở nên rộn rã, trẻ con rộn rã xem đốt pháo ì đùng ở sân đình. Người lớn thì đi tạ mộ ông bà, lau dọn bàn thờ tổ tiên, tổng vệ sinh nhà cửa,…Từ ngày 27 – 30 tháng Chạp, nhà nhà lo mổ lợn, gói bánh chưng, bánh tẻ, quấy chè lam, nấu kẹo lạc,…

Tết cổ truyền Việt Nam hiện nay

Cuộc sống đang ngày càng trở nên phát triển và đời sống ngày càng đủ đầy nên việc ăn uống trong ngày Tết hiện đã không còn quá quan trọng. Nếu như xưa kia, cả năm chỉ đợi đến ngày Tết để được ăn miếng bánh trưng, thịt lợn, gà... thì nay bánh chưng được bán quanh năm ngoài chợ, thịt cá là những thức ăn hàng ngày.

Do đó, đây không còn là những món ăn đặc biệt, cơ bản trong ngày Tết nữa. Nhiều gia đình vẫn duy trì việc gói bánh chưng nhưng chỉ là để vui, để cho có không khí ngày Tết.

Việc chuẩn bị Tết cũng không phải cầu kỳ, vất vả như trước. Mọi mặt hàng từ hoa quả, bánh trái, thực phẩm, đồ uống... đều có sẵn, chỉ dành ra một, hai buổi là có thể sắm đủ. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều gia đình còn chọn cách đón Tết theo xu hướng du lịch nước ngoài.

Tuy khác biệt về việc chuẩn bị cho Tết cổ truyền Việt Nam, nhưng chung quy lại thì người Việt vẫn ý thức được việc giữ gìn bản sắc dân tộc trong việc thờ cúng tổ tiên và quan trọng là các thành viên trong gia đình sum vầy, quây quần cùng nhau đón Tết.

 

Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam

Mặc dù Tết là quốc lễ của mọi người Việt Nam, nhưng mỗi vùng miền, tôn giáo lại có những phong tục tập quán riêng. Tết ở ba miền Việt Nam có thể chia thành ba tiết, gọi là Tất niên (Trước giao thừa), Giao thừa (Giao thừa) và Tân niên (Năm mới). Điều này sẽ tượng trưng cho việc chuẩn bị trước Tết, thời khắc giao thừa. 

Ngày tết cổ truyền Việt Nam

Phong tục của ngày tết cổ truyền

Tất niên

Tất Niên xảy ra vào ngày 30 hoặc 29 của tháng cuối âm lịch. Đây là thời điểm hoàn hảo để mọi người quây quần và thưởng thức bữa ăn cuối cùng của năm bên gia đình, trong đó mọi thành viên sẽ chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc và chỉ nói về những điều tốt đẹp.

Giao thừa

Giao thừa chính là khoảng khắc năm cũ qua đi và năm mới tới. Mỗi gia đình sẽ chuẩn bị hai mâm cỗ - một mâm cỗ ngoài trời cúng Thần linh hoặc những vong hồn lang thang cơ nhỡ, mâm cỗ cúng tổ tiên trong nhà để cầu mong một năm mới sức khỏe, thịnh vượng và may mắn đến với mọi thành viên trong gia đình.

Tân niên

Cũng tương tự như Tất niên, thì Tân niên thường được mọi người tổ chức tiệc họp mặt đầu năm. Họ dành cho nhau những lời chúc năm mới may mắn, tốt đẹp và mong muốn một khởi đầu mới đạt được sự thành công, tốt đẹp hơn năm vừa qua.

Trên đây là những tìm hiểu chi tiết về ngày tết cổ truyền Việt Nam mà chúng ta không thể bỏ qua. Nếu như bạn muốn tham khảo thêm món quà tặng người thân ngày tết hãy lựa chọn kẹo yuhan được chiết xuất từ rễ thiên ma để có được sức khỏe tốt nhất nhé! 

 

juhan chăm sóc sức khoẻ

 

CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM

Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung,  P6, Gò Vấp, TPHCM

Email: yuhanvietnam@gmail.com

Điện thoại: 0901 338 748

Prev

Ý nghĩa tết cổ truyền mà bạn không thể bỏ qua

Next

Khám phá phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam