Bệnh đột quỵ có nguy hiểm không?

Đột quỵ còn được gọi với cái tên là tai biến mạch máu não. Là hiện tượng não bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần nào bị nhồi máu não (tắc) hoặc bị xuất huyết não (vỡ). Vậy bệnh đột quỵ có nguy hiểm không? Căn bệnh này có phương pháp điều trị như thế nào và làm gì khi có người thân bị đột quỵ?

 

Bệnh đột quỵ có nguy hiểm không?

Đột quỵ làm cho não bị thiếu oxy, tế bào não sẽ bị chết sau vài phút ngắn ngủi. Sau khi bị đột quỵ thì cứ mỗi phút trải qua sẽ có hơn 2 triệu tế bào não bị chết và người bị sẽ già đi khoảng 3 tuần tuổi. Người bệnh cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để kéo dài cơ hội sống. 

Người bị đột quỵ có thể bị hôn mê, bại liệt và thậm chí là tử vong. ở nước ta, tai biến mạch máu não không những là nguyên nhân hàng đầu mà còn gây nên tàn phế đồng thời là gánh nặng về kinh tế cho người thân và xã hội. Theo số liệu thống kê của Hội đột quỵ thế giới, cứ 6 người thì sẽ có một người bị đột quỵ. Còn ở Việt nam thì hàng năm có khoảng hơn 200.000 người mắc đột quỵ và tỷ lệ tử vong ở nam giới là 18%, nữ giới 23%. 

bệnh đột quỵ có nguy hiểm không

Đột quỵ làm cho não bị thiếu oxy, tế bào não sẽ bị chết sau vài phút ngắn ngủi

 

Nguyên nhân gây nên bệnh đột quỵ

Đột quỵ (Tai biến mạch máu não) có nhiều nguyên nhân gây nên nhưng thường gặp ở những đối tượng bị :

  • Đái tháo đường (nguy cơ cao gấp 4 so với người bình thường)
  • Bệnh tim mạch (nguy cơ gấp 6 lần)
  • Tăng huyết áp (tăng 3 lần)
  • Rối loạn mỡ máu
  • Những người bị béo phì, ít hoặc lười vận động… 

Mặc dù bệnh đột quỵ xảy ra nhiều ở người cao tuổi nhưng hiện nay vẫn xảy ra ở giới trẻ (chiếm khoảng 25%). Do vậy mà tai biến mạch máu não ở người trẻ đang có chiều hướng tăng ở mức báo động (tăng gần 50% trong hơn 10 năm qua). Căn bệnh này xảy ra ở những người hay lạm dụng sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, rượu, bia… 

bệnh đột quỵ có nguy hiểm không

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não)

 

Biện pháp phòng tránh đột quỵ

Đột quỵ được xem là căn bệnh gây tử vong và nguy cơ tàn phế cao nhưng con người chúng ta cũng có thể phòng ngừa được bằng những cách dưới đây:

Hạn chế và tránh các yếu tố nguy cơ bằng thói quen sống tích cực:

  • Các bạn không nên lạm dụng rượu bia, không nên sử dụng các chất kích thích, không hút thuốc
  • Hạn chế tình trạng béo phì, thừa cân bằng cách tập luyện thể dục thể thao hằng ngày
  • Nên thực hiện chế độ ăn có nhiều rau xanh và hoa quả
  • Hạn chế và tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài
  • Hạn chế ăn mặn, ăn quá nhiều mỡ động vật

Kiểm soát và điều trị tốt một số bệnh có nguy cơ mắc đột quỵ cao như tăng huyết áp rối loạn mỡ, tim mạch, đái tháo đường… bằng việc đo kiểm tra huyết áp hàng ngày. Đồng thời kiểm soát tốt lượng mỡ trong máu, đường máu…. 

bệnh đột quỵ có nguy hiểm không

Đột quỵ được xem là căn bệnh gây tử vong và nguy cơ tàn phế cao nhưng con người chúng ta cũng có thể phòng ngừa được

 

Nên xử lý như thế nào khi có người bị đột quỵ?

Đỡ để họ không bị té ngã. Nếu còn tỉnh táo thì bạn nên để cho người bệnh nằm yên, nhanh chóng gọi xe đi cấp cứu đến bệnh viện gần nhất. Còn nếu họ hôn mê thì nên kiểm tra xem bệnh nhân thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở. Nếu ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo để cung cấp oxy kịp thời cho não. 

Những điều không nên làm khi người thân bị đột quỵ:

  • Không tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là đánh gió, châm cứu hay bấm huyệt. Bởi những hành động này sẽ gây nên hậu quả nặng hơn và làm mất đi “thời gian vàng” điều trị.
  • Không cho người bệnh ăn uống đề phòng trào ngược sẽ hít phải chất nôn hoặc thức ăn gây nguy hiểm cho đường thở
  • Không được tự ý dùng thuốc huyết áp.

Phương pháp điều trị đột quỵ hiện nay

Với mục tiêu là tái thông mạch máu càng sớm càng tốt thì hiện nay các bác sĩ đã tiến hành liệu pháp tan cục máu đông cho bệnh nhân đến bệnh viện sớm trong “khung giờ vàng” (dưới 4.5 giờ sau đột quỵ) và lấy huyết khối (dưới 6 giờ sau khi bị đột quỵ). 

Năm 2018, ASA (Hiệp hội đột quỵ Mỹ) khuyến cáo có thể thực hiện phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học cho một số bệnh nhân bị đột quỵ não đến bệnh viện muộn hơn (từ 6 - 16h hoặc 16 - 24h) với những tiêu chuẩn riêng. Trong đó tiêu chuẩn bắt buộc là lõi nhồi máu dưới 70ml và phải được đánh giá qua việc chụp CT SCAN tưới máu não. Tuy nhiên chỉ có thể thực hiện được ở các thế hệ máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy và phần mềm chuyên dụng. 

Các mục tiêu tiếp theo đó chính là hạn chế biến chứng và tìm ra nguyên nhân gây nên đột quỵ để thực hiện các biện pháp phòng ngừa đột quỵ tái phát cũng như phục hồi thần kinh bằng cách tập phục hồi chức năng. Tỷ lệ tái phát đột quỵ trong 5 năm đầu tiên chiếm khoảng 25% (cứ 4 người sống sót sau đột quỵ sẽ có 1 người bị tái phát). Chính vì vậy cần phải chú ý điều trị để tích cực điều trị để phòng ngừa.

Thay đổi lối sống tích cực, thực hiện chế độ ăn uống thích hợp đồng thời tăng cường luyện tập thể dục thể thao cũng như kiểm soát được các yếu tố nguy cơ tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, rối loạn mỡ…. Đây được xem là cách tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ tái phát.

bệnh đột quỵ có nguy hiểm không

Thay đổi lối sống tích cực, thực hiện chế độ ăn uống thích hợp cũng  là cách tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ tái phát

 

Kết luận

Có thể nói những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi bệnh đột quỵ có nguy hiểm không? Chắc chắn tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm, vì vậy khi có dấu hiệu, triệu chứng thì bạn nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời. Việc sử dụng các sản phẩm thiên nhiên để phòng ngừa đột quỵ cũng được nhiều người lựa chọn. Dòng sản phẩm Thiên Ma của Yuhan Việt Nam có nhiều tác dụng trong việc giúp máu huyết lưu thông dưỡng não, phòng ngừa đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về lão suy, kém trí nhớ.... Nếu có nhu cầu dùng các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để sở hữu giá thành hợp lý nhất. 

 

juhan chăm sóc sức khoẻ

 

CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM

Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung,  P6, Gò Vấp, TPHCM

Email: yuhanvietnam@gmail.com

Điện thoại: 0901 338 748

Prev

Bệnh đột quỵ có lây không?

Next

Bệnh đột quỵ hiện nay ở giới trẻ có dấu hiệu tăng