Những dấu hiệu bệnh đột quỵ bạn cần phải biết

Đột quỵ đang trở thành căn bệnh mang đến nỗi ám ảnh với nhiều người hiện nay. Hiện nay căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, bệnh có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, xuất hiện đột ngột và khả năng tử vong cao nếu không được phát hiện và cứu chữa kịp thời. Tuy nhiên, nếu nhận biết dấu hiệu bệnh đột quỵ sớm sẽ giúp bạn hạn chế được những hậu quả đáng tiếc.

 

Những dấu hiệu cơ bản trước khi người bệnh bị đột quỵ

Tai biến mạch máu não hay còn được biết đến là bệnh đột quỵ. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, làm tổn thương một phần não. Căn bệnh này xảy ra đột ngột do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh lý có thể xuất hiện là do tắc nghẽn các mạch máu trên não, gây thiếu máu giúp não hoạt động. 

dấu hiệu bệnh đột quỵ

Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Đột quỵ khi xảy ra có thể khiến một người đang khỏe mạnh bỗng dưng gục xuống không báo trước. Bệnh sẽ khiến người đó bị hôn mê, liệt nửa người hoặc có thể tử vong. Nếu có thể sống sót thì sẽ để lại nhiều di chứng nghiêm trọng, sức khỏe suy giảm.  Thông thường, dấu hiệu bệnh đột quỵ có rất nhiều, bao gồm các biểu hiện phổ biến như:

- Tê mỏi chân tay, khi cử động sẽ cảm thấy khó khăn, nâng lên hạ xuống mất thời gian, hoặc có thể tê liệt một bên cơ thể.

- Rối loạn trí nhớ, thường không nhớ việc đã làm hay những công việc chuẩn bị được tiến hành. Cơ thể không nhận thức được rõ ràng trong một khoảng thời gian ngắn. Người bệnh  gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ để phát ngôn, không diễn đạt được ý muốn của bản thân trước người đối diện, có cảm giác mơ hồ, không chân thực. Nói ngọng, nói lắp,...

- Cơ mặt có biểu hiện méo, nhân trung lệch, mặt lệch sang một bên.

- Khả năng quan sát không được rõ, hình ảnh nhìn bị mờ nhạt.

- Thường xuyên xuất hiện tình trạng đau đầu, cơn đau đến nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

Những yếu tố làm gia tăng đột quỵ

Sau khi tìm hiểu về dấu hiệu bệnh đột quỵ thì bạn cũng nên biết thêm về các yếu tố làm gia tăng bệnh lý này. Các yếu tố thường là:

- Tuổi tác là yếu tố khiến bệnh lý gia tăng nhiều hơn.  Tuổi cao lớn thì khả năng bị đột quỵ càng cao. Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn nữ giới.  

- Các yếu tố bệnh tật sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu cơ thể càng nhiều bệnh khả năng mắc đột quỵ sẽ cao hơn những người có sức khỏe ổn định. Thông thường các bệnh lý ảnh hưởng khiến người bệnh dễ bị tai biến như: huyết áp cao, tiểu đường, xơ vữa động mạch...

dấu hiệu bệnh đột quỵ

Tuổi càng cao thì nguy cơ đột quỵ càng lớn

 

Nên làm gì khi gặp người bị đột quỵ? 

Khi gặp các trường hợp bị đột quỵ thì bạn nên xử lý nhanh chóng bằng cách: 

- Với trường hợp triệu chứng nhẹ: cần xem ngay đồng hồ và ghi nhớ thời gian khởi phát triệu chứng; đồng thời khẩn trương vào cơ sở y tế gần nhất.

- Với trường hợp nặng: Đỡ người bệnh để không bị ngã mạnh.Gọi xe cấp cứu vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Đặt nằm chỗ thoáng, nới lỏng quần áo,... Nếu bệnh nhân buồn nôn/ nôn cần cho nằm nghiêng để tránh trào ngược chất nôn vào đường thở. Hãy nhớ chính xác nhất giờ bệnh nhân khởi phát triệu chứng đầu tiên. Vì thời gian phát bệnh sớm thì thời gian cấp cứu cũng phải nhanh chóng thực hiện. Kéo dài thời gian càng lâu thì nguy hiểm càng lớn. 

Khung giờ vàng khắc phục đột quỵ tốt nhất

Khi gặp người có dấu hiệu bệnh đột quỵ  thì thời gian chữa trị càng sớm thì di chứng sau này để lại không quá nghiêm trọng. Vì thế, khung giờ vàng để chữa trị bệnh lý tốt nhất là trong khoảng 3 giờ đầu tiên.  Đây được xem là “thời gian vàng” để chữa trị. Bởi lúc này các dấu hiệu của bệnh vừa mới xuất hiện, khả năng hồi phục cao hơn. 

dấu hiệu bệnh đột quỵ

Chữa trị đột quỵ càng sớm thì khả năng phục hồi sức khỏe càng nhanh

Nếu bạn để sau 3 giờ thì vùng não bộ sẽ xuất hiện tai biến, các di chứng nguy hiểm. Hoặc thời gian cấp cứu quá lâu sẽ dẫn đến tử vong. Do vậy khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Không nên áp dụng các phương pháp chữa trị dân gian hoặc sử dụng các loại thuốc không rõ tác dụng. Tất cả các những cách làm đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình trị bệnh sau này và làm chậm trễ thời gian vàng để điều trị đột quỵ. 

 

Chữa trị đột quỵ cho người bệnh an toàn, hiệu quả như thế nào?

Sau khi phát hiện  dấu hiệu bệnh đột quỵ thì bạn nên nhanh chóng chữa trị. Còn trong trường hợp chữa trị cho người  bệnh đã từng bị đột quỵ thì bạn có thể cho bệnh nhân đột quỵ tập vận động càng sớm khi có thể. Người bệnh có thể bắt đầu sau 24 hoặc 48 giờ, khi đã qua giai đoạn nguy hiểm. Ngoài ra việc tập vận động sớm có thể làm giảm các biến chứng khác như viêm loét da, tê mỏi, khó vận động.

Hồi phục sau đột quỵ là một quá trình tự nhiên. Quá trình phục hồi đòi hỏi phải có thời gian. Người bệnh phải kiên trì bởi phần lớn trong 3-6 tháng đầu phải thực hiện tập luyện từ từ để cơ thể thích ứng. Vì vậy, bệnh nhân không nên mất hy vọng, hãy cố gắng để phục hồi sức khỏe một cách hiệu quả. 

 

Làm gì để phòng tránh đột quỵ hiệu quả?

Đột quỵ là bệnh cấp tính, đột ngột, để có thể phòng tránh bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn cụ thể như: 

- Không lạm dụng bia rượu. Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích.

- Kiểm soát cân nặng bằng cách tập thể dục hàng ngày. Không nên để căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài.

- Chế độ ăn uống hợp lý,  nên ăn các thực phẩm có nhiều vitamin. Hạn chế ăn quá mặn, quá nhiều mỡ động vật.

- Kiểm soát tốt huyết áp, đường máu nếu bị tiểu đường.

- Tuân thủ đúng các yêu cầu của bác sĩ về việc dùng thuốc. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.

- Điều trị các bệnh lý liên quan thật tốt: tăng huyết áp, rối loạn mỡ, tim mạch…

- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ, phòng ngừa điều trị đột quỵ từ củ thiên ma, hồng sâm ( thảo dược Hàn Quốc) như: tinh chất thiên ma, thiên ma lên men, cao thiên ma...

dấu hiệu bệnh đột quỵ

Tập luyện thể dục giúp tứ chi không tê liệt

Như vậy việc phát hiện càng sớm dấu hiệu bệnh đột quỵ sẽ giúp người bệnh có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Các bạn hãy chú ý bảo vệ sức khỏe của mình, tránh các tác nhân gây hại nhé.

___________________________

Có thể bạn quan tâm:

juhan chăm sóc sức khoẻ

 

CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM

Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung,  P6, Gò Vấp, TPHCM

Email: yuhanvietnam@gmail.com

Điện thoại: 0901 338 748

Prev

Chia sẻ: Cách phát hiện bệnh đột quỵ nhanh chóng, chính xác

Next

Những dấu hiệu bệnh đột quỵ não mà bạn không nên bỏ qua