Điều trị và phục hồi sau tai biến mạch máu não bộ y tế khuyến khích

Tai biến mạch máu não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đe dọa đến tính mạnh của con người. Với những người may mắn sống sót thì cũng có thể gặp phải rất nhiều những di chứng nặng nề. Vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ giúp bạn cách điều trị và phục hồi sau tai biến mạch máu não bộ y tế khuyến khích nhé!

 

Những triệu chứng phổ biến của tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não xuất hiện ở nhiều triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Tai biến mạch máu não bộ y tế khuyến cáo cần đề phòng với những triệu chứng chủ yếu như sau:

- Yếu, tê liệt một bên tay, chân hoặc tự nhiên không cầm nắm được, đứng không vững

- Bị méo mặt, méo miệng

- Mắt bị yếu đi, mờ 1 bên mắt hoặc mờ cả 2 mắt đột ngột

- Khó nói, nói ú ớ, nói lắp, khó hiểu lời người khác nói và thậm chí không nói được

- Đột ngột khó nhai nuốt, dễ bị sặc

- Bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai đột ngột

- Nhầm lẫn hoặc mất ý thức, lúc nhớ lúc quên

- Không tự chủ đại tiện, tiểu tiện

tai biến mạch máu não bộ y tế

Nhiều triệu chứng của cơn tai biến

 

Điều trị tai biến mạch máu não bộ y tế như thế nào?

Khi xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh tai biến mạch máu não cần được điều trị sớm và đúng cách để có thể phục hồi sức khỏe và hạn chế mắc các di chứng. Cụ thể phương pháp điều trị chính được bộ y tế khuyến nghị sử dụng là dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Bác sĩ sẽ dựa vào từng tình trạng, mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhân mà có biện pháp điều trị hợp lý như sau:

Sử dụng thuốc

Đối với người bệnh bị tai biến mạch máu não thể thiếu máu não, các loại thuốc có thể được sử dụng là: Thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu, và thuốc làm tan cục máu đông. Việc sử dụng các loại thuốc này là nhằm phá tan các cục máu đông, giúp việc cung cấp máu lên não tiếp tục được hoạt động. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này chỉ có được hiệu quả tốt với những bệnh nhân bị khoảng 3 - 4,5 giờ kể từ khi cơn tai biến khởi phát.

Còn đối với thể chảy máu não thì cần làm cho máu đông lại để nó ngừng chảy. Theo đó, loại thuốc phù hợp để sử dụng là thuốc chống loãng máu. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, chống co giật và thắt mạch máu não.

tai biến mạch máu não bộ y tế

Sử dụng thuốc để làm tan máu đông

Phương pháp phẫu thuật

Đối với những bệnh nhân tai biến mạch máu não nặng thì bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân. Các phương pháp phẫu thuật khác nhau sẽ được áp dụng tùy vào từng trường hợp, mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhân. Cụ thể các phương pháp thường được áp dụng như sau:

Đối với thể thiếu máu:

- Loại bỏ huyết khối cơ học: Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt ống thông vào một động mạch, luồn thiết bị đặc biệt qua ống để lấy cục máu đông ra ngoài. Đối với phương pháp này thì hiệu quả cho bệnh nhân xuất hiện cơn tai biến khởi phát từ 6 - 24 giờ.

- Đặt stent: Nếu phát hiện ra vị trí mà thành động mạch bị hẹp hoặc suy yếu thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ làm phồng động mạch và đặt stent để “gia cố” điểm yếu.

- Phẫu thuật loại bỏ cục máu đông hoặc mảng bám: Nếu như các phương pháp điều trị khác không hiệu quả thì bác sĩ sẽ phẫu thuật để lấy các cục máu đông ra ngoài. Từ đó giúp cho máu được lưu thông trở lại. 

Đối với thể chảy máu não:

- Dùng vòng xoắn kim loại: Bác sĩ sẽ luồn một ống thông đến vị trí mạch máu bị vỡ. Tiếp đến là đặt một vòng xoắn kim loại ở đó để cầm máu, hạn chế lan rộng ổ tổn thương. 

- Kẹp túi phình động mạch: Chứng phình động mạch chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai biến thể chảy máu não. Khi xét nghiệm hình ảnh phát hiện ra túi phình thì bác sĩ sẽ phẫu thuật kẹp đáy túi phình để ngăn ngừa tình trạng vỡ động mạch gây chảy máu não.

- Cắt túi phình động mạch: Khi túi phình động mạch đã vỡ thì bác sĩ sẽ cắt phình động mạch và cầm máu cho bệnh nhân. Ngoài ra bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật mở hộp sọ để giảm áp lực cho não của bệnh nhân.

Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Như vậy có thể thấy tai biến mạch máu não rất nguy hiểm, cần phải cứu chữa kịp thời và đúng cách để có thể phục hồi bệnh. Với những bệnh nhân sau tai biến gặp phải các di chứng thì cần thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng càng sớm càng tốt. Quy trình phục hồi được thực hiện như sau:

- Trị liệu ngôn ngữ: Người bệnh sau tai biến có thể bị mất ngôn ngữ hoặc suy giảm khả năng nói. Theo đó cần tập luyện cho bệnh nhân học lại cách nói, cách giao tiếp, học đếm số, học đánh vần… 

- Liệu pháp nhận thức: Nhiều người bị suy giảm tư duy, nhận thức nên người bệnh sẽ cần được trị liệu tâm lý để khôi phục khả năng nhận thức.

- Kỹ năng cảm nhận: Người bệnh có thể gặp các di chứng về việc cảm nhận như: Mờ mắt, mất cảm giác nóng lạnh, đau đớn,… Khi đó, bệnh nhân cũng rất cần trị liệu để điều chỉnh di chứng mất cảm giác này.

- Vật lý trị liệu: Bệnh nhân sau tai biến dễ bị liệt, không có khả năng vận động. Thế nên người bệnh cần được các nhà trị liệu vật lý tập luyện để lấy lại khả năng hoạt động vốn có...

tai biến mạch máu não bộ y tế

Tập luyện phục hồi chức năng

 

Sử dụng sản phẩm chiết xuất củ thiên ma để hỗ trợ phục hồi bệnh

Để có thể cải thiện những di chứng sau cơn tai biến cũng như ngăn ngừa tai biến tái phát thì sử dụng sản phẩm chiết xuất từ củ thiên ma là sự lựa chọn hợp lý dành cho bạn. Rất nhiều sản phẩm từ củ thiên ma như: Thiên ma Banditgol Muju 100, thiên ma bổ não, thiên ma lên men… 

Những sản phẩm này được chiết xuất hoàn toàn từ củ thiên ma đem đến công dụng giúp làm tan cục máu đông, tăng cường lưu thông mạch máu, bổ não, bảo vệ tim mạch, hệ thần kinh… Sử dụng sản phẩm từ củ thiên ma sẽ giúp bạn cải thiện bệnh tai biến hiệu quả.

tai biến mạch máu não bộ y tế

Thiên ma lên men tăng cường lưu thông máu

Vậy bạn đã biết được cách điều trị tai biến mạch máu não bộ y tế khuyến khích như thế nào? Đặc biệt sử dụng sản phẩm từ củ thiên ma để ngăn ngừa tai biến và chăm sóc sức khỏe tốt nhất nhé!

 

juhan chăm sóc sức khoẻ

 

CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM

Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung,  P6, Gò Vấp, TPHCM

Email: yuhanvietnam@gmail.com

Điện thoại: 0901 338 748

Prev

Người bị tai biến mạch máu não biểu hiện như thế nào?

Next

Bị tai biến mạch máu não cách điều trị như thế nào?