Cách xử lý khi bị tai biến mạch máu não mà bạn không thể bỏ lỡ

Kết quả điều trị đột quỵ não (tai biến mạch máu não) phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề thời gian. Do vậy, mọi người cần ghi nhớ triệu chứng tai biến mạch máu não và cách xử lý khi gặp người bị tai biến mạch máu não để góp phần giảm thiểu tác hại do bệnh mang lại.

 

Nguyên nhân nào gây nên tai biến mạch máu não

Mạch máu não bị tắc có thể do mạch máu bị xơ vữa gây hẹp dần và tắc tại chỗ. Hay cục máu đông hoặc mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác lên động mạch não. Từ đây là nguyên nhân gây tắc; mạch máu bị vỡ do tăng huyết áp đột ngột quá mức, vỡ phình động mạch não (mạch máu não bị dị dạng phình ra và gây vỡ).

Một trong các nguy cơ dễ gây ra đột quỵ não phổ biến là tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, cholesterol máu tăng cao, một số bệnh tim (bệnh van tim, rung nhĩ…), hút thuốc lá, nghiện rượu, rối loạn chức năng đông máu, béo phì, ít vận động…

Xử lý khi bị tai biến mạch máu não

Nguyên nhân bị tai biến mạch máu não là gì không còn quá xa lạ đối với mọi người

 

Dấu hiệu nhận biết của bệnh tai biến mạch máu não

Tùy thuộc vào vị trí, kích thước, tính chất tổn thương mà triệu chứng ở các bệnh nhân có thể rất khác nhau. Vì vậy, triệu chứng đột quỵ não rất đa dạng và phức tạp. 

Tuy nhiên, chúng ta có thể phát hiện nhanh chóng hầu hết trường hợp đột quỵ não ngay tại nhà bằng bộ ba triệu chứng tai biến mạch máu não phổ biến nhất: cần nghĩ tới đột quỵ não nếu một người đột ngột xuất hiện ít nhất 1 trong 3 triệu chứng: Liệt mặt, Liệt chi, Liệt vận ngôn (nói khó),...

Bên cạnh đó, việc ghi nhớ các triệu chứng này quá phức tạp, nó không đơn giản dễ dàng như những bệnh lý thông thường khác. Tuy nhiên việc ghi nhớ triệu chứng lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và chúng ta cần phải lưu tâm phát hiện sớm. Từ đó mới cải thiện được chất lượng điều trị cho bệnh nhân tai biễn mạch máu não. 

Xử lý khi bị tai biến mạch máu não

Những dấu hiệu nhận biết của bệnh

 

Cách xử lý khi gặp người bị tai biến mạch máu não?

Nguyên tắc xử lý khi bị tai biến mạch máu não đó là “thời gian là vàng”. Tắc mạch hoặc vỡ mạch máu đều phải xử lý thật nhanh để đề phòng các di chứng và những hậu quả về sau mà người bệnh phải gánh. 

Ngành y học ngày càng trở nên hiện đại hơn, do đó tại các chuyên khoa đã có phương tiện để chẩn đoán hiện đại bệnh lý một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, cách xử lý khi bị tai biến mạch máu não ban đầu rất quan trọng cho việc điều trị sau này của bệnh nhân. 

Xử lý khi bị tai biến mạch máu não

Cách xử lý khi bị tai biến mạch máu não

Đỡ người bệnh, không được để người bệnh bị ngã

Một trong những cách xử lý đầu tiên khi thấy có người bệnh bị tai biến đó là đỡ họ để bệnh nhân không bị ngã. Vì bệnh nhân tự ngã có thể gây chấn thương sọ não kèm theo sau khi đột quỵ.

Trong trường hợp bệnh nhân còn tỉnh thì cần để họ nằm yên tĩnh và gọi cấp cứu để đưa đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất. Nếu bệnh nhân hôn mê cần xem bệnh nhân còn thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở. Vì cấp cứu hô hấp là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và não. 

Do đó cần hô hấp nhân tạo bằng cách dùng miệng thổi vào miệng bệnh nhân nếu bệnh nhân ngừng thở. Lưu ý là để bệnh nhân nằm ngửa ra sau – 1 tay bịt mũi bệnh nhân, 1 tay ấn cằm mở miệng bệnh nhân và lấy miệng mình thổi vào miệng bệnh nhân nếu thổi đúng thì ngực bệnh nhân nở ra theo nhịp thổi vào.

Ghi nhớ tất cả các triệu chứng

Không phải tất cả các dấu hiệu cảnh báo trên đều cùng lúc xảy ra trong cơn đột quỵ. Đừng bỏ qua bất cứ một dấu hiệu cảnh báo nào có khả năng do đột quỵ, thậm chí cả khi chúng đã biến mất.

Tại phòng cấp cứu, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm và thăm dò để  khẳng định xem liệu đó có phải là cơn thiếu máu não thoáng qua, đột quỵ hay nguyên nhân nào khác. Ngay cả khi đã chắc chắn rằng người bệnh bị đột quỵ, các bác sĩ cũng cần làm thêm các thăm dò hình ảnh như chụp CT scanner sọ não, chụp cộng hưởng từ để kết luận người bệnh bị nhồi máu não hay xuất huyết não bởi chiến lược điều trị trong hai tình huống này không giống nhau.

Xử lý khi bị tai biến mạch máu não

Ghi nhớ tất cả các triệu chứng của bệnh

Kiểm tra và ghi nhớ thời gian phát bệnh

Kiểm tra thời gian, triệu chứng đầu tiên bắt đầu từ khi nào. Điều này sẽ giúp ích cho quá trình điều trị tai biến mạch máu não. Gọi xe cứu thương đưa người bệnh đi cấp cứu. 

- Nếu bạn hoặc một người nào đó xuất hiện một hay nhiều triệu chứng của đột quỵ, đừng chần chừ gì nữa, hãy lập tức gọi cho đội cấp cứu để được vận chuyển ngay đến bệnh viện.

- Nếu bạn không gọi được đội cấp cứu, hãy nhờ một ai đó đưa bạn đến phòng cấp cứu gần nhất.

 

Những việc không nên làm khi xử lý bệnh nhân bị tai biến 

Một trong những điều tối kỵ không được làm xử lý khi bị tai biến mạch máu não đó là: 

- Không tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là bấm huyệt nhân trung, châm cứu, đánh gió, bởi những động tác này có thể vô tình làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.

- Không được cố di chuyển đầu cổ bệnh nhân (trong trường hợp bị ngã hoặc tai nạn) có thể gây tổn thương cột sống thứ phát. Để bệnh nhân nằm tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được cho bệnh nhân ăn, uống và đề phòng nôn gây trào ngược bệnh nhân hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.

- Không được dùng thuốc Aspirin.

- Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp…

Mỗi người đều biết cách phát hiện và cách xử lý khi bị tai biến mạch máu não Nếu bạn bị rơi vào tình huống đó hoặc nếu chứng kiến một ai đó có các dấu hiệu kể trên, bạn cần biết người đó đang gặp nguy hiểm và bạn cần hành động thật nhanh. Bạn có thể giúp giảm mức độ trầm trọng và biến chứng của bệnh, thậm chí có thể cứu sống tính mạng bạn hay người bệnh nếu bạn biết cách xử trí kịp thời.

___________________________

Có thể bạn quan tâm:

juhan chăm sóc sức khoẻ

 

CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM

Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung,  P6, Gò Vấp, TPHCM

Email: yuhanvietnam@gmail.com

Điện thoại: 0901 338 748

Prev

Khám phá các loại thuốc uống ngừa tai biến mạch máu não

Next

Tìm hiểu điều trị mất ngủ bằng máy từ trường