Cách cấp cứu bệnh đột quỵ nhanh chóng, an toàn cho người bệnh

Khi gặp một người bị đột quỵ thì những người xung quanh cần phải nhanh chóng sơ cứu. Mỗi giây trôi qua của người bị đột quỵ vô cùng quý giá, sơ cứu càng sớm thì càng sẽ kéo dài được sự sống và hạn chế tối đa thương tật. Nếu xử lý chậm thì khả năng điều trị sau này càng khó. Những gì bạn làm trong những thời điểm quan trọng sẽ giúp họ có khả năng sống sót. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cách cấp cứu bệnh đột quỵ nhanh chóng, an toàn cho người bệnh.

 

Dấu hiệu nhận biết một người bị đột quỵ

Trước khi tìm hiểu cách cấp cứu bệnh đột quỵ thì bạn cần phải hiểu được bệnh đột quỵ là gì và dấu hiệu nhận biết bệnh. Đột quỵ còn được biết đền  là tai biến mạch máu não. Nếu người bị đột quỵ sẽ xuất hiện  các triệu chứng của đột ngột như:

- Đang nói chuyện bình thường tự nhiên mất khả năng nói,, Hoặc nói ngọng hoặc nói rất chậm chạp, các từ ngữ bị líu vào nhau.

- Mắt bị mờ ở 1 hoặc cả 2 bên, khả năng quan sát bị giảm mạnh, không thể thấy rõ các chi tiết ngay cả ở vị trí gần.

- Đau đầu dữ dội, không thể tập trung làm việc. Hoặc kèm theo chóng mặt và ói mửa, choáng váng.

- Cơ thể mất thăng bằng, không xác định được phương hướng. Khả năng đi lại khó khăn hoặc đột nhiên gục xuống, mất đi tri thức.

- Cơ mặt rủ xệ xuống ở một bên hoặc tê liệt, miệng méo, cánh tay không thể cử động bình thường trong một khoảng thời gian.

cách cấp cứu bệnh đột quỵ

Đột quỵ sẽ khiến cơ thể mất đi tri thức, bất tỉnh

Nếu cơ thể xuất hiện các tình trạng này sẽ chắc chắn đây là dấu hiệu của bệnh đột quỵ. Nó vô cùng nguy hiểm, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hoặc có thể dẫn đến tử vong khi không có người phát hiện và đưa đi cấp cứu.

 

Cách sơ cứu tại nhà

Trước dấu hiệu của bệnh đột quỵ diễn ra nhanh chóng thì những người xung quanh nên học cách sơ cứu tại chỗ. Khi gặp người bị đột quỵ thì cần phải gọi cấp cứu ngay lập tức. Sau đó thực hiện công tác sơ cứu bằng cách:

cách cấp cứu bệnh đột quỵ

Sơ cứu bệnh nhân đột quỵ tại nhà

Sơ cứu trong trường hợp người bệnh còn tỉnh

Nếu người bệnh vẫn còn tỉnh táo hãy đảm bảo họ đang ở trong tư thế an toàn, thoải mái nhất. Nên để người nằm nghiêng sang một bên, phần đầu cao khoảng 30 -40 độ. Ngoài ra, nên lấy một chiếc chăn mỏng để đắp lên người bệnh. Bởi họ có thể bị lạnh vì các cơn co giật đột ngột. Song song với đó là trấn an tinh thần bằng cách trò chuyện, giữ tinh thần tỉnh táo trước khi xe cứu thương đến. 

Nếu trường hợp người bệnh đã bị tê liệt tay hoặc chân khi tuyệt đối không di chuyển bộ phận đó. Nếu bệnh nhân nôn thì phải để nghiêng về một bên hoặc nếu họ có biểu hiện cắn lưỡi thì hãy dùng đũa hoặc khăn cho vào miệng. Làm như vậy sẽ giúp họ không bị cắn vào lưỡi. 

Sơ cứu trong trường hợp người bị đột quỵ đã ngất xỉu

Nếu bạn gặp phải trường hợp người bị đột quỵ đã ngất thì phải kiểm tra mạch đập và nhịp thở. Khi  thấy người bệnh hít thở yếu hoặc ngừng thì phải lập tức hô hấp nhân tạo trong khi chờ đợi xe cứu thương. Đồng thời nới lỏng quần áo để cho dễ thở hơn. 

Trong khi sơ cứu thì bạn cũng phải quan sát chi tiết từng biểu hiện của người bệnh trong khi chờ xe cứu thương đến. Điều này sẽ giúp ích cho quá trình điều trị sau này, tăng khả năng hồi phục trong thời gian sớm nhất. Nếu bạn biết rõ về tiền sử bệnh tật của họ như là tình trạng cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường hay họ đang sử dụng bất kì một loại thuốc nào đó hãy khai báo tất cả với bác sĩ. Việc này là cần thiết và quan trọng để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Trường hợp mà bệnh nhân ngừng tim thì cần phải gọi người xung quanh hỗ trợ. Đặc biệt, trong thời điểm này hãy gọi đến trung tâm y tế để  cho nhân viên y tế hướng dẫn từ xa. Và người nhà không nên cho người bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì vì nguy cơ cao bị sặc, gây nghẹt đường thở.

cách cấp cứu bệnh đột quỵ

Hô hấp nhân tạo khi tim bệnh nhân ngừng đập

 

Phương pháp điều trị đột quỵ hiệu quả

Cách cấp cứu bệnh đột quỵ nhanh chóng, an toàn cho người bệnh cần phải phương pháp. Tùy từng tình trạng đột quỵ mà bệnh nhân sẽ được các bác sĩ áp dụng cách điều trị như:

Đối với đột quỵ nhồi máu

Cấp cứu trong vòng 3 tiếng đồng hồ từ khi khởi phát triệu chứng. Thực hiện tiêu cục máu đông. Cấp cứu trong vòng 8 giờ đồng hồ từ khi khởi phát bằng cách lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học

Đối với đột quỵ xuất huyết

Điều trị cấp cứu đột quỵ xuất huyết thường sẽ tập trung vào kiểm soát chảy máu và giảm áp suất xuất hiện  trong não. Các bác sĩ sẽ phải phẫu thuật, làm như vậy sẽ giúp kiểm soát rủi ro trong tương lai.

 

Những lưu ý khi sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

Để tránh những sai lầm đáng tiếc trong quá trình sơ cứu và di chuyển nạn nhân đột quỵ. thì bạn cần phải chú ý các điểm sau đây: 

- Người thân cần biết cách hồi sức tim phổi để sơ cứu bệnh nhân kịp thời trước khi đưa đến cơ sở y tế.

- Trang bị kiến thức, kỹ năng sơ cứu đánh giá ban đầu để có biện pháp di chuyển an toàn. Tránh làm bệnh đột quỵ nặng thêm do vận chuyển bệnh nhân đi cấp cứu sai cách. (Cách sơ cứu hãy thực hiện theo hướng dẫn ở phần thông tin phía trên bài viết).

- Việc vận chuyển người bệnh đột quỵ cần phải có các nguyên tắc bao gồm: đảm bảo đường thở và tim đập, cố định bảo vệ được các bộ phận có thể tổn thương như đầu cổ, tay chân. Đặc biệt là phải đưa đi cấp cứu nhanh chóng để cứu chữa kịp thời.  

Cách cấp cứu bệnh đột quỵ nhanh chóng, an toàn cho người bệnh sẽ điều kiện tiên quyết giúp việc điều trị thuận lợi và mang lại kết quả tốt. Các bạn hãy lưu ý để giúp bản thân và những người xung quanh khi gặp phải trường hợp khẩn cấp nhé.

___________________________

Có thể bạn quan tâm:

juhan chăm sóc sức khoẻ

 

CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM

Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung,  P6, Gò Vấp, TPHCM

Email: yuhanvietnam@gmail.com

Điện thoại: 0901 338 748

Prev

Những bệnh viện khám đột quỵ uy tín tại Việt Nam

Next

Hướng dẫn cách đề phòng bệnh đột quỵ nhất định phải biết