Tai biến mạch máu não giai đoạn di chứng thường có những biểu hiện gì?

Bệnh tai biến mạch máu não, ngày nay rất phổ biến không những xảy ra ở người lớn tuổi mà còn xảy ra ở người trẻ. Bệnh có thể để lại di chứng rất nặng nề làm ảnh hưởng đến cuộc sống, làm cho họ không thể trở lại với công việc trước đó của mình, họ có thể không nói được, không hiểu được, tay không cử động, chân không đi được… Tai biến mạch máu não ở giai đoạn di chứng để lại những biểu hiện gì? Tất cả sẽ được tìm hiểu chi tiết ngay sau đây. 

 

Tai biến mạch máu não giai đoạn di chứng có những biểu hiện gì?

Tai biến mạch máu não giai đoạn di chứng thường có những biểu hiện rõ rệt nào? Bị tai biến đôi khi có thể gây ra khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào thời gian não thiếu máu và phần nào bị ảnh hưởng. Các di chứng có thể bao gồm:

tai biến mạch máu não giai đoạn di chứng

Tai biến mạch máu não giai đoạn di chứng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng

Liệt hoặc mất vận động cơ bắp hay liệt nửa người

Bạn có thể bị tê liệt ở một bên cơ thể, hoặc mất kiểm soát một số cơ nhất định, chẳng hạn như ở một bên mặt hoặc một cánh tay. Vật lý trị liệu có thể giúp bạn trở lại các hoạt động bị ảnh hưởng bởi tê liệt, chẳng hạn như đi bộ, ăn uống và mặc quần áo.

Khó nói hoặc nuốt

Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát các cơ trong miệng và cổ họng của bạn, khiến bạn khó nói chuyện rõ ràng (chứng khó đọc), nuốt (chứng khó nuốt) hoặc ăn. Bạn cũng có thể gặp khó khăn với ngôn ngữ (aphasia), bao gồm nói hoặc hiểu lời nói, đọc hoặc viết. Trị liệu với một nhà nghiên cứu bệnh học ngôn ngữ có thể giúp đỡ.

Mất trí nhớ hoặc suy nghĩ khó khăn

Nhiều người bị đột quỵ trải qua một số mất trí nhớ. Những người khác có thể gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, đưa ra phán xét, lý luận và hiểu các khái niệm. Bên cạnh đó, những người bị đột quỵ có thể gặp khó khăn hơn trong việc kiểm soát cảm xúc, hoặc họ có thể bị trầm cảm.

tai biến mạch máu não giai đoạn di chứng

Tai biến mạch máu não khiến người bệnh bị mất trí nhớ

Đau đớn

Đau, tê hoặc cảm giác lạ khác có thể xảy ra ở các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng bởi đột quỵ. Ví dụ, nếu đột quỵ khiến bạn mất cảm giác ở cánh tay trái, bạn có thể gặp phải cảm giác ngứa ran khó chịu ở cánh tay đó.

Có thể nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, đặc biệt là cực lạnh, sau đột quỵ. Di chứng này được gọi là đau đột quỵ trung tâm hoặc hội chứng đau trung tâm. Tình trạng này thường xuất hiện vài tuần sau đột quỵ, và nó có thể cải thiện theo thời gian. Nhưng bởi vì cơn đau được gây ra bởi một vấn đề trong não của bạn, chứ không phải là một chấn thương thực thể, có rất ít phương pháp điều trị.

 

Tai biến máu não di chứng cần phải làm những gì?

Để phòng tránh các di chứng như đã nói phần trên, gia đình thân nhân người bệnh cần có giải pháp phòng tránh:

- Tạo cho người bệnh với buồng bệnh phải đủ rộng, thoáng mát, đủ ánh sáng, tránh đặt người bệnh bên liệt hướng vào vách tường, vật dụng đặt về một phía bên liệt;

- Chống loét. Xoay trở người bệnh ít nhất mỗi 2 giờ một lần, có thể dùng vòng chống loét, nếu người bệnh bị hôn mê;

- Chống ứ đọng đờm dãi. Đặt người bệnh nằm đầu cao, nghiêng về một bên, hút đàm rãi thường xuyên, vỗ lưng - vai cho người bệnh;

- Mang đai nâng đỡ cánh - cẳng - bàn tay khi cho bệnh nhân ngồi, đứng, đi

- Tập vận động phần chi liệt và chi không liệt kiểm tra thường xuyên vùng khớp cổ chân, gối, khuỷu, bàn tay và các ngón tay để đề phòng cứng khớp; khi cho bệnh nhân đứng cần chú ý tới vùng khớp gối, cố gắng giữ cho đầu gối thẳng và song song với chân lành; dùng các kích thích da người bệnh như: Vuốt, vỗ nhẹ... tập vận động vùng mặt, massage và giữ mặt ấm; tập cho người bệnh phát âm như: a, o, e..., tập nói. Ngoài tập thường xuyên cho người bệnh, việc đặt đúng tư thế người bệnh cũng vô cùng quan trọng.

Khi người bệnh khá hơn cần khuyến khích người bệnh tự làm vệ sinh cá nhân như tự xúc cơm ăn, chải đầu, đánh răng, mặc quần áo... Khi người bệnh đi được khuyến khích người bệnh về nhà tiếp tục tập luyện đồng thời động viên người nhà chăm lo cho người bệnh để họ không mặc cảm vì bệnh tật của mình.

Bệnh nhân tai biến mạch máu não sau khi xuất viện cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Bên cạnh việc dùng thuốc, tập luyện thì chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh hồi phục và giảm bớt sự tiến triển của bệnh.

 

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị tai biến mạch máu não

Thức ăn phải cân đối và đáp ứng đủ các chất cần thiết như chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu hũ...), chất bột đường (gạo, mì, bánh mì...), chất béo (dầu, mỡ) vitamin và chất xơ (rau củ quả và trái cây). Thức ăn cần được chế biến phù hợp với khả năng nhai của người bệnh. 

Có thể cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ. Nên chia đều 3 - 4 bữa/ngày. Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt, không nên cho người bệnh ăn quá no để tránh tăng cân. Từ đó, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn, nhất là người bệnh nằm tại giường hoặc đi lại hạn chế, nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn so với người bình thường.

tai biến mạch máu não giai đoạn di chứng

Cần áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Khẩu phần ăn nên giảm muối và nước, do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém. Tránh dùng gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê... và các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, pate, xúc xích...

Đối với người bệnh không thể tự ăn được do liệt cơ hầu họng phải nuôi ăn qua ống xông (sonde), chế độ ăn uống phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Đối với bệnh nhân có tình trạng bệnh lý phức tạp như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Tóm lại, để đem lại kết quả tốt cho người tai biến mạch máu não giai đoạn di chứng cần có sự kết hợp chặt chẽ của nhóm phục hồi, người nhà người bệnh. Cùng với sự hợp tác tốt của người bệnh ngay trong thời gian đầu khi người bệnh nhập viện cho đến khi người bệnh thích ứng với khả năng còn lại của mình. Hy vọng với những tìm hiểu trên đã đem đến nhiều thông tin bổ ích và thú vị đến bạn đọc.

___________________________

Có thể bạn quan tâm:

juhan chăm sóc sức khoẻ

 

CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM

Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung,  P6, Gò Vấp, TPHCM

Email: yuhanvietnam@gmail.com

Điện thoại: 0901 338 748

Prev

Chia sẻ cách phòng tai biến mạch máu não cho người già

Next

Tìm hiểu điều trị mất ngủ bằng máy từ trường