Dinh dưỡng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não và đột quỵ
- TIN SỨC KHỎE
- 22-03-2021
Tai biến mạch máu não và đột quỵ là tên gọi chung của một bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, ở mọi độ tuổi và có thể gây các tác động nặng nề đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Tại nội dung bài viết sau đây Yuhanvietnam.com sẽ cung cấp thông tin về dinh dưỡng phù hợp với bệnh nhân tai biến đến quý vị và các bạn.
Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết ở bệnh nhân tai biến mạch máu não và đột quỵ
Chăm sóc người bệnh bị tai biến thường do nhiều nguyên nhân, trong đó ăn uống không phù hợp sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh nên hạn chế ăn quá nhiều đường, dầu mỡ và muối. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp lượng mỡ, đạm, vitamin và khoáng chất trong cơ thể bị thiếu hụt dẫn đến tai biến. Do vậy, cần có một chế độ ăn phù hợp để tránh các bệnh tai biến và đột quỵ.
Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết ở bệnh nhân tai biến mạch máu não và đột quỵ
Nhu cầu về đạm đối với cơ thể (protein)
Về lượng protein, người bệnh cần giữ ở mức 0.8g/kg cân nặng/ngày. Nên chọn thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật để bổ sung cho cơ thể (đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ) và đạm động vật (cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc…). Nếu bệnh nhân có kèm theo suy thận, cần giảm lượng đạm xuống mức 0.4 – 0.6g/kg cân nặng/ngày. Đây chính là những nhu cầu cần dùng cho cơ thể.
Nhu cầu về chất béo đối với cơ thể
Về hàm lượng chất béo nên giữ ở mức 25 – 30g chất béo/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật và 2/3 là chất béo thực vật như vừng, lạc. Ngoài ra, nên cho người bệnh sử dụng axit béo có nguồn gốc thực vật làm giảm nguy cơ đột quỵ, làm giảm cục máu đông có trong não để tránh đột quỵ trong cơ thể.
Nhu cầu về vitamin và chất khoáng
Vitamin và chất khoáng có trong các loại hoa quả và rau củ chống lại tình trạng bệnh của cơ thể. Trung bình một quả chuối có 400mg kali, tương đương với một củ khoai tây nướng hoặc 1 ly nước cam hay. Theo các nghiên cứu cho thấy, bổ sung ít nhất 300mcg axit folic mỗi ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim so với người dùng dưới 136mcg/ngày. Axit folic có trong các loại quả có vị chua, các loại đậu, gạo, rau lá xanh, mì và các sản phẩm từ ngũ cốc. Gan cũng chứa nhiều axit này. giúp cho cơ thể đầy đủ các dưỡng chất tốt cho cơ thể
Nhu cầu về năng lượng
Một trong những lưu ý trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tai biến mạch máu não và đột quỵ chính là hàm lượng năng lượng. Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giúp khả năng tiêu hóa nhanh chóng và nhẹ nhàng cung cấp năng lượng như các loại rau củ, khoai lang, mì, bún,...
Nguyên tắc chế biến thức ăn cho người bị đột quỵ
Khi chế biến thức ăn cho người tai biến mạch máu não và đột quỵ bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định như:
Nguyên tắc chế biến thức ăn cho người bị đột quỵ
- Thức ăn phải dễ hấp thu, tiêu hóa, nên sử dụng các loại thức ăn ở dạng mềm, lỏng.
- Cần chia bữa ăn ra nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh cho bệnh nhân ăn quá no.
- Không nên ăn những thức ăn lên men như dưa, cà, hành,... muối.
- Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cafe và thức ăn cay nóng.
- Khẩu phần ăn của người bệnh tai biến cần cắt giảm gia vị, muối và nước. Bởi bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước bởi chức năng thận kém và bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù.
- Trong trường hợp bệnh nhân bị suy tim thì lượng nước đưa vào cơ thể phải phụ thuộc vào lượng nước tiểu bài tiết trong 24 giờ.
- Tránh cho bệnh nhân ăn các thực phẩm chứa hàm lượng chất béo và năng lượng cao như mỡ động vật, nội tạng động vật.
- Không nên ăn các thực phẩm, đồ ăn chứa nhiều đường, cholesterol.
- Đa dạng thực đơn ăn uống nhằm tránh sự nhàm chán, không muốn ăn.
Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân tai biến mạch máu não và đột quỵ
Bạch quả phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não
Bạch quả có vị ngọt, hơi đắng, tính bình là một trong những vị thuốc hữu dụng trong Đông y. Bạch quả có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: vịt tiềm, dê tiềm, gà hầm, chè bạch quả, đuôi heo hầm bạch quả,... Đây là các món ăn giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đột quỵ tốt.
Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân tai biến mạch máu não và đột quỵ
Tác dụng của cao bạch quả được các nhà khoa học thuộc đại học Johns Hopkins của Mỹ kiêm chứng. Các hoạt chất chiết xuất từ lá bạch quả có tác dụng ngăn ngừa và điều trị bệnh đột quỵ, kém trí nhớ, chống lão hóa, trị chứng ngủ gật, hay cáu gắt ở người cao tuổi. Lá bạch quả còn giúp nâng cao hàm lượng HO - 1 mRNA trong hồng cầu, từ đó chống oxy hóa cho cơ thể, giúp nâng cao hệ thống miễn dịch.
Các loại nấm
Nấm được xem ‘‘siêu thực phẩm’’ chứa lượng vitamin, acid amin, đạm cao giàu khoáng chất, chất xơ và ít chất béo. Trong nấm có nhiều hoạt chất có tính sinh học cao mang đến nhiều tác dụng như: Phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ, tiểu đường, tăng huyết áp, căng thẳng, suy nhược thần kinh, bệnh tim mạch, chống lão hóa, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư,... Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng còn cho thấy nấm giúp phòng các bệnh tai biến mạch máu não, giúp ổn định huyết áp và hệ tim mạch hiệu quả.
Thiên Ma Hàn Quốc
Củ Thiên Ma Hàn Quốc mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe và phòng ngừa đột quỵ ở nhiều đối tượng. Thiên Ma có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng, các khoáng chất, vitamin dồi dào, mang đến dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Sử dụng củ Thiên Ma tươi/khô hoặc các thực phẩm chức năng từ Thiên Ma mang đến tác dụng tăng cường lưu thông máu đến não và tim mạch. Tinh chất từ củ Thiên Ma còn giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát đột quỵ ở người bệnh.
Dòng sản phẩm Thiên Ma bổ não được chiết xuất từ Thiên Ma nuôi trồng tự nhiên mang đến nhiều công dụng cho bệnh nhân mắc tai biến mạch máu não và đột quỵ. Sử dụng sản phẩm thường xuyên giúp hạn chế các di chứng, biến chứng nặng nề của đột quỵ, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngoài ra Thiên Ma bổ não còn mang đến nhiều công dụng và lợi ích khách dành cho sức khỏe.
__________________________
Có thể bạn quan tâm:
CÔNG TY TNHH JUHAN VIỆT NAM
Địa chỉ: 30/20 Nguyễn Văn Dung, P6, Gò Vấp, TPHCM
Email: yuhanvietnam@gmail.com
Điện thoại: 0901 338 748